Ngày 9-3, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký Thông báo số 312-TB/T.Ư Kết luận của Ban Bí thư về Luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý các ngành, các cấp về làm công tác kiểm tra, giám sát và luân chuyển lãnh đạo ủy ban kiểm tra các cấp sang công tác ở các ngành, các cấp để đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ kiểm tra.

Bản Thông báo Kết luận của Ban Bí thư nêu rõ: Thời gian qua, việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý các ngành, các cấp về làm công tác kiểm tra, giám sát và luân chuyển lãnh đạo ủy ban kiểm tra các cấp sang công tác ở các ngành, các cấp để đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ  đã bước đầu được cấp ủy, ủy ban kiểm tra, chính quyền các cấp quan tâm thực hiện, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ ủy ban kiểm tra từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ở từng địa phương, đơn vị.

Tuy nhiên, kết quả việc thực hiện luân chuyển còn hạn chế; số lượng cán bộ thực tế được luân chuyển còn ít, chưa đáp ứng mục tiêu, yêu cầu theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa X) về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Ðảng. Một số cấp ủy chưa có kế hoạch và thực hiện việc luân chuyển cán bộ. Chưa có cơ chế, chính sách đãi ngộ thích hợp đối với cán bộ được luân chuyển. Nhằm tạo sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ về nhận thứcvà hành động trong việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý các ngành, các cấp về làm công tác kiểm tra, giám sát và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, cán bộ ủy ban kiểm tra các cấp sang công tác ở các ngành, các cấp để đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ kiểm tra theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X), các cấp ủy, tổ chức đảng cần tăng cường thực hiện công tác luân chuyển cán bộ theo những nguyên tắc và yêu cầu: Tiến hành việc luân chuyển một cách thận trọng, giải quyết tốt mối quan hệ giữa luân chuyển với ổn định và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn sâu; vừa coi trọng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác, vừa bảo đảm mục đích bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận. Trong quá trình luân chuyển, đối với các chức danh phải qua bầu cử thì thực hiện theo đúng quy định của Ðảng và Nhà nước. Luân chuyển được thực hiện từ cấp trên xuống cấp dưới, từ cấp dưới lên cấp trên và ngang cấp. Cán bộ luân chuyển được giữ chức vụ tương đương hoặc cao hơn chức vụ trước khi luân chuyển. Cán bộ được luân chuyển phải có đủ tiêu chuẩn, có triển vọng phát triển, trong nguồn quy hoạch; phải chấp hành nghiêm quyết định của tổ chức đảng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Không luân chuyển cán bộ bị kỷ luật, uy tín giảm sút, không bảo đảm tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực. Thực hiện đúng nguyên tắc, quy trình luân chuyển cán bộ theo quy định và hướng dẫn chung của Trung ương về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý. Chú ý làm tốt công tác tư tưởng để cán bộ được luân chuyển thông suốt, thống nhất về nhận thức để tự giác, quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ mới. Chuẩn bị kỹ kế hoạch và lộ trình thực hiện; chuẩn bị tốt các công việc cần thiết đối với nơi cán bộ đi và nơi cán bộ đến công tác, bảo đảm chất lượng, mục tiêu, yêu cầu; không làm ồ ạt, tràn lan, chạy theo số lượng. Ðảm bảo điều kiện cần thiết về mọi mặt để cán bộ luân chuyển yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ, được cống hiến, rèn luyện để trưởng thành. Kết luận của Ban Bí thư đã nêu rõ phạm vi, đối tượng luân chuyển.

...Việc luân chuyển được tiến hành trong nội bộ ngành kiểm tra; từ ngành kiểm tra sang các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp; từ các cơ quan đảng, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp về ủy ban kiểm tra từ cấp huyện và tương đương trở lên.

Kết luận xác định rõ đối tượng cán bộ luân chuyển ở cấp trung ương; ở cấp tỉnh, thành phố và ở cấp huyện và tương đương. Kết luận của Ban Bí thư nêu rõ: Thời gian, thời điểm, số lượng cán bộ luân chuyển.

Ban Bí thư đã nêu lên một số giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh thực hiện trong thực hiện luân chuyển cán bộ.

Nhất là các giải pháp cấp ủy, tổ chức đảng chỉ đạo cơ quan tham mưu xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong nhiệm kỳ, hằng năm trên cơ sở quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ lãnh đạo, quản lý của ngành, địa phương, đơn vị mình và được thống nhất giữa các cơ quan để chủ động chuẩn bị nguồn cán bộ cần luân chuyển của năm sau. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy và vai trò tham mưu của cơ quan tổ chức cán bộ và ủy ban kiểm tra các cấp trong thực hiện việc luân chuyển cán bộ. Ủy ban kiểm tra các cấp chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp nhu cầu cán bộ luân chuyển đi và đến ở cấp mình, báo cáo cấp ủy cấp mình. Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Nội vụ tổng hợp nhu cầu cán bộ luân chuyển đi và đến ở Trung ương, theo phân cấp quản lý cán bộ; nếu thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thì báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định. Hằng năm, sau khi có kế hoạch luân chuyển cán bộ đi và đến chung trong toàn ngành kiểm tra, cấp ủy quyết định luân chuyển cán bộ có trách nhiệm phối hợp, trao đổi thống nhất với tổ chức đảng, lãnh đạo đơn vị nơi có cán bộ luân chuyển đến. Gặp cán bộ luân chuyển đi để trao đổi, quán triệt về chủ trương luân chuyển và nghe cán bộ trình bày, đề xuất nguyện vọng cá nhân trước khi quyết định...

Về tổ chức thực hiện, Thông báo Kết luận của Ban Bí thư đã rõ trách nhiệm của Ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy, huyện ủy và tương đương lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc luân chuyển cán bộ quản lý các ngành, các cấp về làm công tác kiểm tra, giám sát và luân chuyển cán bộ lãnh đạo ủy ban kiểm tra cấp mình sang công tác ở các ngành, các cấp thuộc thẩm quyền quản lý của cấp ủy cùng cấp. Phối hợp với ủy ban kiểm tra cấp trên thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo ủy ban kiểm tra cấp mình lên ủy ban kiểm tra cấp trên công tác và tiếp nhận cán bộ lãnh đạo ủy ban kiểm tra cấp trên về cấp mình công tác. Và trách nhiệm của các Ban Ðảng ở T.Ư trong tổ chức thực hiện Kết luận của Ban Bí thư.

 
                                                                                          Theo ND
 

Các tin khác


Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Báo Hòa Bình tập huấn chuyên đề phóng sự điều tra - hành trình làm điều có ích

Ngày 24/5, Báo Hoà Bình tổ chức tập huấn chuyên đề phóng sự điều tra - hành trình làm điều có ích.

Huyện Yên Thủy: Dấu ấn phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu”

Thực hiện phong trào thi đua "Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 - 2024, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Yên Thủy đã triển khai thực hiện đồng bộ, từng bước đổi mới về nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức đến xây dựng các mô hình điểm, phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình, tạo ra những nhân tố, mô hình thi đua mới với cách làm sáng tạo, hiệu quả, thực sự trở thành động lực quan trọng khích lệ, động viên các tập thể, cá nhân phát huy tính năng động, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Hội.

Giám sát việc tổ chức, thực hiện Nghị quyết số 22/2016/NQ-HĐND

Chiều 23/5, tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), đoàn giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội (HĐND tỉnh) do đồng chí Võ Ngọc Kiên, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội làm trưởng đoàn đã giám sát việc tổ chức hoạt động và thực hiện việc chi trả chế độ, chính sách đối với Đội công tác xã hội tình nguyện (CTXHTN) trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 22/2016/NQ-HĐND, ngày 4/8/2016 của HĐND tỉnh. Dự buổi giám sát có đồng chí Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc thành phố Hòa Bình nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trong 2 ngày 22 - 23/5, Ủy ban MTTQ TP Hòa Bình tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Tham dự có 220 đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân TP Hòa Bình. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục