Cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Tuấn hướng dẫn kỹ thuật làm tăm tre cho người lao động tại địa phương.

Cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Tuấn hướng dẫn kỹ thuật làm tăm tre cho người lao động tại địa phương.

(HBĐT) - Xuất ngũ năm 1977, trở về quê hương mặc dù trên cơ thể vẫn còn những vết thương do chiến tranh để lại, nhưng với truyền thống và phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Tuấn đã không cam chịu đói nghèo, biết khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương, trở thành tấm gương sáng về phát triển kinh tế.

 

Sau gần 6 năm tham gia chiến đấu ở khắp vùng Miền Đông Nam Bộ, khi đất nước bình yên, trở về quê hương, cũng như bao người lính trở về với đời thường, lúc đó hoàn cảnh gia đình cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Tuấn, tổ 26 phường Đồng Tiến, thành phố Hoà Bình đã phải đối mặt với không ít những khó khăn thử thách. Là thương binh 4/4, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất nên cuộc sống của gia đình còn gặp rất nhiều thiếu thốn. Mặc dù đã bươn chải lao động với rất nhiều nghề rồi xoay sang nghề đan lát rổ rá, vất vả cực nhọc, nhưng sản phẩm rổ rá tre do gia đình làm ra không cạnh tranh được với rổ rá nhựa. Từ thực tế đó, ông Tuấn luôn trăn trở quyết tâm vươn lên đói nghèo, phải thay đổi hướng làm ăn vừa mang tính ổn định, lâu dài và đạt hiệu quả cao. Ông đã bàn với vợ, con mạnh dạn tổ chức thành đầu mối thu gom, sản xuất và tiêu thụ tăm hương, bên cạnh đó bỏ công sức xây dựng vùng nguyên liệu ở 8 xã vùng ngoại thành. Bằng kinh nghiệm và sự mày mò học hỏi qua sách báo, năm 1993 ông đã tìm hiểu thử nghiệm và tự chế thành công chiếc máy xát tăm tre, đưa năng suất gấp 4 lần so với làm thủ công. Vượt qua bao khó khăn có lúc tưởng như thất bại nhưng bằng ý chí, nghị lực của người lính Cụ Hồ không ngại gian khổ, luôn lao động miệt mài, cần cù chịu khó, bước đầu ông đã thành công.

         

Khi đã có vùng nguyên liệu ổn định, sản phẩm tăm tre do xưởng sản xuất của ông làm ra luôn được đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp nên đã được thị trường chấp nhận. Hàng tháng xưởng sản xuất tăm tre của cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Tuấn cung cấp từ 40 đến 50 tấn tăm hương ra thị trường các tỉnh phía Bắc. Trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông có thu nhập khoảng 100 triệu đồng.

      

Cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Tuấn vui vẻ cho biết: Có lẽ cuộc đời của của tôi  luôn gắn bó thân thiết với cây tre, hồi còn là lính thì chiếc gậy tre luôn gắn bó trợ giúp khi chiến đấu, rừng tre nơi biên giới giúp tôi trú quân, làm hầm che mắt địch… còn trong thời bình thì cây tre lại là loại cây có thể dùng để trẻ tăm hương không vật liệu nào thay thế được.

    

Khi đã có cuộc sống ổn định, ông không quên những năm tháng đói nghèo kiếm sống và càng thương tới những người bị khuyết tật cũng như những nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam. Thấu hiểu đạo lý “thương người như thể thương thân”, ông đã đứng ra mở các lớp dạy trẻ tăm hương cho người nghèo, người khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam để tạo việc làm cho nhiều lao động nông nhàn ở các vùng nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay, xưởng xát tăm của cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Tuấn đã được đầu tư mở rộng thêm 6 vùng nguyên liệu ở các huyện, đưa sản lượng bình quân từ 50 – 60 tấn tăm hương/tháng, tạo việc làm cho 8 lao động chuyên vận hành 8 máy xát tăm có mức thu nhập đạt 2 triệu đến 2,5 triệu đồng/tháng và gián tiếp tạo việc làm cho hàng nghìn lao động vệ tinh chẻ tăm hương ở các vùng nguyên liệu.

   

Một vinh dự lớn đã đến với cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Tuấn, tháng 7/2008, ông là đại biểu của tỉnh Hoà Bình được đi dự hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc tại thành phố Đà Lạt; năm 2009, ông được Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH tặng Bằng khen là đối tượng chính sách khắc phục khó khăn vươn lên đạt thành tích xuất sắc trong LĐSX, học tập và công tác.

   

Vượt qua thương tật và bệnh tật vươn lên trong cuộc sống, ngoài việc làm kinh tế giỏi cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Tuấn còn tham gia làm Chi hội trưởng chi hội cựu chiến binh, chi hội trưởng hội nạn nhân chất độc da cam phường Đồng Tiến, thành phố Hoà Bình.

 

                                                                                               

                                                                               Hoàng Huy

 

Các tin khác


Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, thời gian qua, công tác dân vận ở vùng ĐBDTTS được hệ thống chính trị các cấp của tỉnh chú trọng thực hiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục