Nông dân nghèo sau học nghề đã có việc làm ổn định, tạo thêm thu nhập cho gia đình

Nông dân nghèo sau học nghề đã có việc làm ổn định, tạo thêm thu nhập cho gia đình

(HBĐT) - Phần lớn các nghề được Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm (thuộc Sở LĐ - TB & XH tỉnh) định hướng và hỗ trợ mở lớp cho đối tượng nông dân, thanh niên đều gần gũi, thiết thực và gắn với thị trường lao động như may công nghiệp, sửa chữa máy nông nghiệp, may tre đan xuất khẩu, chổi chít, tăm mành... Cũng từ đây, ước muốn của hàng nghìn người lao động là có thêm thu nhập, tích cực chuyển đổi cơ cấu nghề và có cuộc sống ổn định dần trở thành hiện thực.

 

Lớp học nghề dệt len xuất khẩu được mở ở xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) là một trong những lớp học mang lại cho các đối tượng, nhất là hộ nghèo, người nghèo niềm vui như thế. Năm 2009, với sự hỗ trợ kinh phí Dự án Dạy nghề cho người nghèo, 30 thanh niên, nông dân xã Hợp Thành đã được Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm tỉnh đào tạo nghề, đồng thời liên kết với nhà Doanh nghiệp đầu tư máy móc, cung cấp cấp nguyên liệu tại chỗ và bao tiêu sản phẩm. Với công việc có thể tận dụng được mọi thời gian, mỗi học viên sau khi thành nghề đã có mức thu nhập bình quân 50.000 đồng - 60.000 đồng/ngày công.

 

Tại 2 xóm Bương, Bon của xã Tân Pheo (Đà Bắc), Trung tâm cũng tổ chức mở lớp dạy nghề thêu truyền thống của người Dao và mây tre đan cho 60 người. Trong thời gian 2 tháng, học viên các lớp được hướng dẫn làm ra các sản phẩm đa dạng về mẫu mã. Đáng mừng là hiện nay, các học viên đều đã thành nghề, phát huy nghề học. Từ chỗ trước đây chỉ thêu thùa dùng trong gia đình, các hộ dân đã khơi dậy nghề truyền thống, tạo ra các sản phẩm hàng hoá bán ra thị trường. Không ít sản phẩm thêu với sự kỳ công và bàn tay khéo léo của bà con người Dao nơi đây đã được khách mua với giá cao, có những sản phẩm được trả từ 300.000 đồng - 400.000 đồng cho tới sản phẩm có giá hàng triệu.

 

Ông Bùi Đình Nhu - Giám đốc Trung tâm cho biết: Để công tác dạy nghề mang lại hiệu quả cao, Trung tâm đã căn cứ vào chỉ tiêu từng năm và phối hợp với Phòng LĐ - TB & XH các huyện, thành phố trong tỉnh về các xã tuyển sinh, khảo sát, nắm bắt nhu cầu học trước khi lựa chọn địa điểm mở lớp. Đối tượng học của Trung tâm là nông dân, thanh niên, chủ yếu là người nghèo, hộ nghèo. Hộ nghèo, người nghèo được miễn học phí, được hỗ trợ đi lại, sinh hoạt phí, đặc biệt là “kết nối” việc làm sau đào tạo. Với “đích” cuối cùng là tạo nhiều việc làm mới, góp phần vào giải quyết việc làm tại chỗ ở địa phương, Trung tâm đã mở lớp, đào tạo nghề cho hàng nghìn lượt người/năm. Qua khảo sát, 92% học viên sau khi được đào tạo đã có việc làm, trong đó 62% được tạo việc làm tại chỗ, 30% làm tại các Khu Công nghiệp trong và ngoài tỉnh, tham gia xuất khẩu lao động.

 

Riêng Chương trình mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo được triển khai từ năm 2007 đến nay, Trung tâm đã tổ chức dạy nghề cho hơn 1.000 người nghèo, hộ nghèo. Năm 2009, với mức kinh phí được phân bổ 400 triệu đồng, Trung tâm mở 26 lớp đào tạo nghề cho 748 nông dân thành phố Hoà Bình, các huyện Yên Thuỷ, Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Kim Bôi, Kỳ Sơn. Hiện nay, Trung tâm đang triển khai mở lớp học nghề tại các huyện Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc và thành phố Hoà Bình với tổng số 16 lớp, 475 học viên trong năm 2010. Nhiều nông dân nghèo sau khi học nghề đã duy trì được nghề và mô hình sản xuất mình theo đuổi như mô hình trồng nấm rơm ở xã Văn Sơn (Lạc Sơn), phát triển thêu truyền thống dân tộc Dao ở xã Thống Nhất (thành phố Hoà Bình)  dệt thổ cẩm ở xã Mường Chiềng (Đà Bắc).

 

Bà Xa Thị Thuỷ, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Mường Chiềng chia sẻ: Từ khi được Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm tỉnh dạy và nâng cao tay nghề, nhiều chị em phụ nữ nghèo trong xã nhờ duy trì, gắn bó với nghề thêu đã thạo việc, tự làm được nhiều chủng loại, mẫu mã tinh tế, giá thành của sản phẩm cũng bán được cao hơn. Hộ nghèo được cải thiện thu nhập, chất lượng cuộc sống ngày một được nâng lên.

 

                                                                                          

                                                                                           Bùi Minh 

 

Các tin khác


Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục