Sáng 4-10, Ðảng bộ tỉnh Gia Lai đã khai mạc Ðại hội đại biểu lần thứ 14 (nhiệm kỳ 2010-2015) với sự tham dự của 320 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 33 nghìn đảng viên trong toàn Ðảng bộ.

Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo Ðại hội. Cùng dự, có các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Mai Văn Năm, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên; Nguyễn Văn Quynh và Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Trưởng ban Tổ chức T.Ư; Ðào Tấn Lộc, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên; các đồng chí đại diện lãnh đạo các ban đảng của T.Ư; lãnh đạo Quân khu 5 và lực lượng vũ trang  đóng  quân  trên  địa  bàn; các đồng chí nguyên là lãnh đạo chủ chốt của tỉnh qua các thời kỳ; đại biểu lão thành cách mạng; các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng LLVTND, Anh hùng Lao động.


Sau khi đồng chí Hà Sơn Nhin, Ủy viên T.Ư Ðảng, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu ý kiến khai mạc Ðại hội; đồng chí Phạm Thế Dũng, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh đọc Báo cáo chính trị, nêu rõ: Năm năm qua, Ðảng bộ, quân và dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã vượt mọi khó khăn, thách thức đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực của đời sống. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng trưởng GDP vượt chỉ tiêu (đạt bình quân 13,6%/năm, thuộc nhóm 15 tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao của cả nước). Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc trên địa bàn không ngừng được cải thiện, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm khá nhanh. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo, công tác chăm sóc sức khỏe  nhân dân, thực hiện các chính sách xã hội, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số đạt nhiều kết quả tích cực; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định; quốc phòng được giữ vững; hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn; công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng có chuyển biến tích cực. Về nhiệm vụ chính trị của Ðảng bộ nhiệm kỳ 2010-2015, báo cáo đã xác định mục tiêu và nhiều giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng bộ, giữ vững ổn định chính trị, phát huy dân chủ và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát triển kinh tế nhanh và bền vững, tiến tới trở thành vùng năng động trong khu vực tam giác phát triển Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia...


Phát biểu ý kiến chỉ đạo Ðại hội, Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh đánh giá: Năm năm qua, Ðảng bộ và nhân dân Gia Lai đã đoàn kết, nhất trí, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, năng động sáng tạo, nỗ lực phấn đấu, giành được những thành tựu quan trọng, đạt và vượt hầu hết các mục tiêu, nhiệm vụ do Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ 13 đề ra. Những kết quả đạt được của tỉnh Gia Lai trong nhiệm kỳ vừa qua là sự đóng góp xứng đáng vào những thành tựu quan trọng của cả nước trong việc thực hiện Nghị quyết Ðại hội X của Ðảng. Những kết quả đó làm thay đổi bộ mặt Gia Lai, đã và đang tạo nên một Gia Lai đầy sức sống, năng động, vươn lên phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới. Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh nhiệt liệt hoan nghênh và biểu dương sự phấn đấu kiên trì và những nỗ lực to lớn của Ðảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai.


Về phương hướng tới, Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh lưu ý: Gia Lai cần phát huy các tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển kinh tế-xã hội. Ðó là: truyền thống đoàn kết đấu tranh cách mạng kiên cường; văn hóa dân tộc vừa đa dạng, phong phú, vừa có nhiều nét đặc thù; lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp, du lịch, dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp ngày càng được cải thiện và nâng cao. Cần đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch, trước hết là việc sử dụng quỹ đất, tiếp tục điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chung đồng thời hoàn thành quy hoạch chi tiết. Ðẩy mạnh thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp và dịch vụ, tạo ra sự đột biến trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hết sức coi trọng lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong đó, quan tâm phát triển nông nghiệp theo hướng chất lượng, hiệu quả, bền vững; giữ rừng, bảo vệ rừng, có cơ chế, chính sách phù hợp để người dân bảo vệ, quản lý rừng được hưởng lợi thỏa đáng từ rừng; chỉ đạo tốt việc xây dựng mô hình nông thôn mới xã hội chủ nghĩa văn minh, giàu đẹp, kinh tế phát triển và giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc...


Ðồng chí Tổng Bí thư nhấn mạnh: Phải nâng cao chất lượng toàn diện và đa dạng hóa các loại hình đào tạo nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Ðẩy mạnh thực hiện và nâng cao hiệu quả Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Tăng cường chất lượng công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao khả năng tự vươn lên thoát nghèo bền vững của người dân... Xây dựng nông thôn mới cần gắn phát triển kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, khắc phục và từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Ðồng thời, thường xuyên coi trọng việc kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế-xã hội với xây dựng, củng cố quốc phòng an ninh; tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, trước hết và trên hết là thế trận lòng dân. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc; xây dựng nền tảng chính trị vững chắc cho quốc phòng an ninh.  Ðồng chí Tổng Bí thư đặc biệt nhấn mạnh nhiệm vụ củng cố tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân và xây dựng Ðảng. Ðồng chí nói: Hôm qua, chúng ta đã khởi công xây dựng Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên, một công trình hết sức có ý nghĩa. Ngày 19-4-1946, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã gửi thư đến Ðại hội các dân tộc thiểu số miền nam họp ở Plây Cu. Người căn dặn: Tất cả các dân tộc đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt, sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau. Giang sơn là giang sơn chung, vậy nên các dân tộc phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta. Các dân tộc phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta... Ghi sâu lời dạy của Bác Hồ, chúng ta phải coi vấn đề đoàn kết các dân tộc là vấn đề sống còn, là sức mạnh vô địch để chiến thắng mọi kẻ thù, chiến thắng đói nghèo và là yếu tố quyết định cho sự ổn định và phát triển bền vững trên địa bàn chiến lược này. Các cấp ủy đảng trong toàn Ðảng bộ, từ Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến các đảng ủy, chi ủy cơ sở phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng Ðảng đúng với yêu cầu của nhiệm vụ then chốt. Cần tiếp tục xây dựng và cổ vũ cho tư tưởng tiến công cách mạng, dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo, quyết tâm nắm bắt thời cơ, đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển toàn diện của tỉnh, không thụ động, ỷ lại. Làm tốt hơn nữa công tác quản lý cán bộ, đảng viên; chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận ở các cấp đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao; xây dựng các tổ chức đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; nâng cao tính chiến đấu, phê bình, tự phê bình chân thành, thẳng thắn, trên tình đồng chí trong sinh hoạt đảng; phát huy dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương. Chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Ðảng và hệ thống chính trị ở cơ sở đủ mạnh, giải quyết có hiệu quả những vấn đề phát sinh từ cơ sở...


Ðại hội tiếp tục làm việc đến ngày 6-10.


* Ngày 4-10, Ðảng bộ tỉnh Kon Tum đã khai mạc Ðại hội đại biểu lần thứ  14 (nhiệm kỳ 2010-2015). Ðồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo. Cùng dự có đại diện các Ban Ðảng của Trung ương, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, lãnh đạo Quân khu 5, Quân đoàn III, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng LLVTND, các đồng chí lão thành cách mạng, lãnh đạo chủ chốt của tỉnh qua các thời kỳ và 323 đại biểu của 14 đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy thay mặt cho hơn 17.000 đảng viên trong toàn Ðảng bộ về dự.


Ðồng chí Y Vêng, Ủy viên T.Ư Ðảng, Bí thư Tỉnh ủy,  đọc diễn văn khai mạc Ðại hội.


Báo cáo Chính trị của BCH Ðảng bộ do đồng chí Hà Ban, Phó Bí thư Tỉnh ủy trình bày tại Ðại hội nêu rõ: Nhiệm kỳ qua, với sự nỗ lực phấn đấu của Ðảng bộ, quân và dân các dân tộc trong tỉnh Kon Tum đã đạt được những thành tựu quan trọng. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng bộ đã được nâng lên. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết dân tộc tiếp tục được củng cố, tăng cường. Chính trị, xã hội ổn định; các nguồn lực được chú trọng khai thác, phát huy tương đối hiệu quả. Tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức khá cao. Hơn 50% chỉ tiêu chủ yếu của nhiệm kỳ 2005-2010 đạt và vượt kế hoạch đề ra... Những thành tựu trên đã và đang tạo ra tiền đề quan trọng cho bước phát triển đi lên của tỉnh trong nhiệm kỳ tới.


Bên cạnh những thành tựu đạt được, Báo cáo chính trị của BCH Ðảng bộ tỉnh cũng đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế yếu kém cần được khắc phục trong thời gian tới...


Phát biểu ý kiến chỉ đạo Ðại hội, đồng chí Trương Tấn Sang  biểu dương những kết quả, thành tích mà đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum đã nỗ lực phấn đấu đạt được trong nhiệm kỳ qua. Là một tỉnh miền núi, biên giới và là tỉnh nghèo còn nhiều khó khăn của vùng Tây Nguyên, những năm qua, trong bối cảnh chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai, bão lũ và tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã  đoàn kết, thống nhất, năng động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, phát huy các nguồn lực, tiềm năng lợi thế của địa phương, thực hiện Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ lần thứ 13 đạt được nhiều kết quả quan trọng. Những kết quả đạt được này là tiền đề để Kon Tum phát triển nhanh và toàn diện hơn trong giai đoạn tiếp theo, cùng các tỉnh trong khu vực xây dựng Tây Nguyên sớm trở thành vùng kinh tế động lực của cả nước theo Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khóa IX.


Về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của Ðảng bộ Kon Tum trong nhiệm kỳ tới, đồng chí Trương Tấn Sang nêu lên bốn vấn đề lớn (về phát triển kinh tế- xã hội; phát triển văn hóa; bảo đảm an ninh quốc phòng; công tác xây dựng Ðảng, xây dựng hệ thống chính trị) để đại hội thảo luận. Trong đó vấn đề được coi là khâu đột phá để tỉnh đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân và xây dựng nông thôn mới là: tỉnh Kon Tum cần tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Trung ương, cơ chế, chính sách của Nhà nước để vận dụng sáng tạo vào điều kiện của địa phương, nhất là các chủ trương, chính sách liên quan phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên; Thực hiện đồng bộ và có hiệu quả hơn nữa các chương trình, dự án của Trung ương đầu tư trên địa bàn; làm tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch sử dụng đất, rừng, khoáng sản, tiềm năng thủy điện, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi... để khai thác, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn tài nguyên, thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với giữ gìn, bảo vệ tốt môi trường sinh thái. Phát triển mạnh chăn nuôi đại gia súc; khai thác có hiệu quả các hồ thủy điện, thủy lợi để nuôi trồng thủy sản; phát triển mạnh cây công nghiệp, cây dược liệu, nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng, thống kê phân loại đất rừng sản xuất để trồng rừng nguyên liệu theo hướng sản xuất hàng hóa và cây công nghiệp thích hợp, vừa bảo vệ môi trường sinh thái bền vững vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp.


Tập trung cải cách hành chính mạnh mẽ, tạo môi trường thông thoáng hơn nữa thu hút đầu tư, huy động tối đa nguồn lực trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.


Ðại hội tiếp tục làm việc đến ngày 6-10.


* Ngày 4-10, Ðảng bộ tỉnh Trà Vinh khai mạc Ðại hội đại biểu Ðảng bộ lần thứ 9, nhiệm kỳ 2010 - 2015.  Ðồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an, dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo. Cùng dự Ðại hội còn có các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Nguyễn Thái Bình, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Nguyễn Văn Ðẳng, Phó Chánh văn phòng T.Ư Ðảng; Sơn Song Sơn, Phó ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ; Nguyễn Hoàng Việt, Phó Trưởng ban Tổ chức T.Ư; đại diện lãnh đạo các ban Ðảng, bộ, ngành ở T.Ư; các đồng chí lão thành cách mạng; lãnh đạo chủ chốt của BCH Ðảng bộ qua các thời kỳ và 315 đại biểu đại diện cho 30.266 đảng viên trong toàn Ðảng bộ về dự.


Ðồng chí Trần Trí Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh phát biểu ý kiến khai mạc Ðại hội.


Báo cáo chính trị của BCH Ðảng bộ tỉnh do đồng chí Trần Hoàn Kim, Phó Bí thư Tỉnh ủy, trình bày tại Ðại hội nêu rõ: Quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế, Tỉnh ủy Trà Vinh nhận rõ địa kinh tế của tỉnh rất bất lợi: kết cấu hạ tầng yếu kém, nguồn thu ngân sách khó khăn, nguồn lực đầu tư của nhân dân, doanh nghiệp trên địa bàn hạn chế... Tỉnh ủy đã dồn sức chỉ đạo công tác xúc tiến mời gọi đầu tư; kết quả huy động nguồn lực đầu tư toàn xã hội tăng, thu hút được nhiều doanh nghiệp ngoài tỉnh, kể cả nước ngoài đầu tư vào địa bàn tỉnh. Trong 5 năm qua, kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện; chính trị xã hội ổn định; hệ thống chính trị được củng cố và tăng cường. Nhiều chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội tăng trưởng khá cao và hoàn thành nghị quyết đề ra. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh được đầu tư phát triển đáng kể; nhiều vấn đề bức xúc trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế... đã được giải quyết; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng; thực hiện tốt các chính sách xã hội, chính sách đối với người có công. Ðặc biệt, tỉnh đã tạo được sự chuyển biến toàn diện vùng đồng bào Khmer, sản xuất của đồng bào ổn định và phát triển, bộ mặt nông thôn vùng đồng bào Khmer đổi mới rõ nét; bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy tốt. Chính sách đối với đồng bào Hoa được quan tâm lãnh đạo thực hiện tốt, tiếp tục giữ gìn và phát huy tốt khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tôn giáo trên địa bàn tỉnh.


Công tác xây dựng Ðảng có nhiều tiến bộ. Phần lớn cán bộ, đảng viên có sự chuyển biến tốt về nhận thức, ý thức rèn luyện tu dưỡng đạo đức, lối sống, tinh thần trách nhiệm trước đảng, trước dân. Chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên không ngừng được nâng lên; số lượng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh hằng năm đều tăng.  Ðại hội đã xác định phương hướng mục tiêu, nhiệm vụ cần tập trung thực hiện từ nay đến năm 2015 là: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng bộ; phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, giữ vững ổn định chính trị; phấn đấu đưa Trà Vinh sớm ra khỏi tình trạng nghèo, kém phát triển, trở thành tỉnh phát triển trung bình khá trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, rút ngắn khoảng cách so các tỉnh trong khu vực...


Phát biểu ý kiến chỉ đạo Ðại hội, đồng chí Lê Hồng Anh, biểu dương những kết quả mà Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Trà Vinh đã nỗ lực, phấn đấu đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua và nhấn mạnh: Những kết quả đạt được, khẳng định Ðảng bộ Trà Vinh đã vận dụng sáng tạo các chủ trương, nghị quyết của Ðảng để đưa nền kinh tế tỉnh nhà phát triển nhanh, góp phần đưa nền kinh tế chung của cả nước.


Bên cạnh những thành quả đã đạt được, Ðảng bộ, chính quyền tỉnh Trà Vinh cần nhận rõ những yếu kém, khuyết điểm trên một số lĩnh vực, nhất là sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ðảng bộ, làm rõ nguyên nhân, để xác định phương hướng và nhiệm vụ cho 5 năm tới. Trong những năm tới dù còn không ít khó khăn, nhưng Trà Vinh có các tiềm năng, thế mạnh kinh tế khá đa dạng như: công trình luồng cho tàu có trọng tải lớn vào sông Hậu đã khởi công, Khu kinh tế Ðịnh An vừa được thành lập, các tuyến quốc lộ được mở rộng, sắp tới sẽ khởi công cầu Cổ Chiên... Trà Vinh sẽ phá được thế độc đạo về giao thông đường bộ. Ðảng bộ Trà Vinh cần đề ra mục tiêu phấn đấu vào cuối nhiệm kỳ đạt được mức trung bình khá trong khu vực và vươn lên trung bình cả nước trong giai đoạn tiếp theo... Ðể đạt được mục tiêu trên, Ðại hội cần rà soát các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu. Nguồn lực đầu tư là rất quan trọng; cần tranh thủ ngoại lực và khơi dậy nguồn nội lực...


Ðồng chí Lê Hồng Anh nêu một số vấn đề Ðại hội cần thảo luận để tìm ra giải pháp thực hiện là:  cần tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; nghiên cứu biến đổi khí hậu tác động đến phát triển kinh tế của tỉnh từ đó có biện pháp ứng phó có hiệu quả. Tiếp tục rà soát các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới; khắc phục cơ bản tình trạng cơ sở hạ tầng tạm bợ. Ðẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu tập trung gắn với chế biến; liên kết với các tỉnh để tạo động lực phát triển. Tiếp tục chăm lo bồi dưỡng nhân lực, chăm lo sức khỏe nhân dân; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội. An ninh quốc phòng, phải thường xuyên kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế gắn với củng cố quốc phòng an ninh. Công tác xây dựng Ðảng phải được đặt lên hàng đầu; đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" gắn với xây dựng Ðảng bộ trong sạch, vững mạnh. Hết sức quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ các cấp...


Ðại hội tiếp tục làm việc đến ngày 5-10.


* Ngày 4-10, tại Hà Nội, Ðảng bộ Tổng Công ty Ðầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) khai mạc Ðại hội Ðảng bộ lần thứ I nhiệm kỳ 2010-2015. Ðồng chí Võ Ðức Huy, Ủy viên T.Ư Ðảng, Bí thư Ðảng ủy Khối doanh nghiệp T.Ư dự và chỉ đạo Ðại hội.


Ðại hội đã tập trung thảo luận và thông qua các nội dung quan trọng: đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Ðảng từ khi thành lập Ðảng bộ Tổng Công ty đến nay, xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của Ðảng bộ nhiệm kỳ 2010 - 2015.


Là một đảng bộ mới, mô hình hoạt động đang trong quá trình hoàn thiện nhưng nhiệm kỳ qua, Ðảng bộ Tổng Công ty Ðầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước đã lãnh đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đầu tư kinh doanh của Tổng công ty đúng đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Thông qua mô hình hoạt động của Tổng công ty, bước đầu đã thực hiện được chủ trương của Ðảng và Nhà nước về đổi mới phương thức quản lý vốn nhà nước từ hành chính bao cấp sang phương thức đầu tư và kinh doanh vốn, góp phần tái cơ cấu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tích tụ và tập trung đầu tư vốn nhà nước vào những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, phát huy vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.


Ðại hội đã biểu quyết nhất trí thông qua phương hướng chung của Ðảng bộ trong nhiệm kỳ tới, đặc biệt là các định hướng và giải pháp nhằm triển khai tích cực các nội dung trong Kết luận số 78 - KL/T.Ư ngày 26-7-2010 của Bộ Chính trị về Ðề án tiếp tục củng cố, phát huy vai trò của Tổng Công ty Ðầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.
 
                                                                         Theo Báo Nhandan

Các tin khác


Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục