Đàn bò của gia đình anh Nguyễn Văn Thắng – xóm Đồng Sẽ vẫn cho khai thác đều đặn 2 lần/ngày.

Đàn bò của gia đình anh Nguyễn Văn Thắng – xóm Đồng Sẽ vẫn cho khai thác đều đặn 2 lần/ngày.

(HBĐT) - Những ngày gần đây, có thông tin cho rằng ngành chăn nuôi bò sữa ở huyện Lương Sơn gặp cảnh lao đao, người chăn nuôi bò sữa khốn đốn vì rét đậm, rét hại. Lý do là cùng với điều kiện thời tiết bất thuận, đàn bò sữa ngừng cho khai thác. Chúng tôi đã về xã Nhuận Trạch (Lương Sơn), gặp nhà chăn nuôi để tìm hiểu.

 

Nhuận Trạch đã từ lâu được biết đến là một trong vùng chăn nuôi bò sữa trọng điểm của huyện Lương Sơn. Toàn xã có 4 xóm gồm Đồng Sẽ, Đầm Rái, Trại Sáu và Đồng Chanh với tổng số 16 hộ chăn nuôi theo dự án phát triển nghề chăn nuôi bò sữa của huyện giai đoạn 2001 – 2010. Với mức vốn đầu tư hơn 25 triệu đồng/con giống, không phải nông dân nào cũng mạnh dạn, đủ lực tham gia dự án chăn nuôi. Để khuyến khích, huyện thực hiện một số chính sách ưu đãi như cho vay vốn giải quyết việc làm cho thanh niên (vốn 120), được theo các khoá học, lớp tập huấn, đưa đi tham quan, học tập mô hình trang trại. Thêm vào đó, đơn vị bao tiêu sản phẩm là công ty sữa cho vay vốn trả chậm đầu tư mua máy vắt sữa.

 

Thực tiễn cho thấy, nghề chăn nuôi bò sữa đã thoả ước mơ làm giàu một số nông dân trong vùng. Theo anh Nguyễn Văn Thắng - chủ hộ chăn nuôi bò sữa ở đội 15, xóm Trại Sáu, thời gian sinh trưởng của bò sữa thường sau ba năm là vào thời kỳ khai thác. Đều đặn, mỗi con bò sữa cho  20 – 25 kg sữa/ngày, cao điểm có giống bò sữa dòng lai F2, F3 cho bình quân cho 35 kg/ngày với điều kiện bò được chăm tốt, khai thác sữa vào 2 thời điểm nhất định trong ngày (thường là trong khoảng 7 – 8h sáng và 19 – 20h tối). Với sản lượng sữa cao, giá thời điểm hiện tại là 10.400 đồng/kg sữa, trừ khoảng 50% chi phí thức ăn, hộ chăn nuôi mỗi ngày thu lãi 200.000 đồng/con bò cho sữa. Vợ chồng anh Thắng đầu tư nuôi 17 con, trong đó có 11 con cho sữa, 6 con hậu bị. Từ sản lượng sữa thu được, trừ chi phí, mỗi ngày gia đình anh thu lãi khoảng 2 triệu đồng.

 

Đáng kể hơn, một khi bò đã cho khai thác sẽ cho lấy sữa gần như quanh năm, chỉ trừ khoảng 2 tháng lúc bò cai sữa dứt điểm. “Đầu ra” của nghề chăn nuôi bò sữa cũng ổn định. Ngoài trạm thu gom của Công ty sữa quốc tế, mới đây còn có thêm một trạm thu gom tư nhân đặt ngay tại xã có hệ thống tanh lạnh xử lý, bảo quản không để sữa bị khê và đảm bảo tỷ lệ chất dinh dưỡng cho phép trước khi đưa về công ty. Các hộ chăn nuôi bò sữa ở đây cho biết: Từ khi triển khai thực hiện dự án chăn nuôi bò sữa đến nay, chưa có thời điểm nào, sản phẩm sữa do bà con khai thác từ chăn nuôi bị ế. Số lượng bò sữa hiện nay của toàn xã đã tăng lên đáng kể, khoảng trên 70 con, trong đó có gần 40 con đã cho khai thác, hơn 30 con hậu bị. Ngoài anh Nguyễn Văn Thắng ở đội 15, xóm Trại Sáu còn có một số hộ tiêu biểu như anh Nguyễn Văn Dụ, Nguyễn Văn Diện ở xóm Đồng Sẽ nuôi 8 con trong đó có hơn một nửa đàn đã cho khai thác, chị  Bùi Thị Kiều ở xóm Đồng Sẽ nuôi 4 con trong đó có 2 con đã cho khai thác…

 

Trở lại thông tin người chăn nuôi bò sữa khốn đốn vì rét đậm, rét hại,  ông Nguyễn Hải Vân – Chủ tịch Hội Nông dân xã khẳng định: Gần 1 tháng qua, đàn bò sữa của xóm và xã vẫn cho khai thác tốt, lượng sữa khai thác không hề giảm sút. Bình quân sản lượng của xã đạt trên 500 kg sữa/ngày. Bò sữa mà các hộ đang chăn nuôi là giống bò ngoại, khả năng chống chịu rét cao, điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại ảnh hưởng không đáng kể đến sức khoẻ của đàn bò. Thêm vào đó, các hộ chủ động đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, thực hiện tiêm phòng định kỳ trong chăm sóc, phòng bệnh cho đàn bò sữa. Nhờ đó, kể cả trong lúc thời tiết thuận lợi hay khắc nghiệt, nghề chăn nuôi bò sữa ở Lương Sơn vẫn giữ vững được sản lượng, chất lượng và hiệu quả.

 

 

                                                                           Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục