Tiếp nối những thành công rực rỡ của Đại hội Đảng lần thứ XI, ngày 22/5/2011 sẽ diễn ra cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.

 

Đây là sự kiện trọng đại của quốc gia, là ngày hội của toàn dân, cử tri cả nước lựa chọn những đại biểu xứng đáng nhất để bầu vào cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, thay mặt nhân dân quyết định những vấn đề hệ trọng của quốc gia.

Nhân dịp này, ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng, Phó Trưởng Tiểu ban Tuyên truyền về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 đã trả lời phỏng vấn TTXVN về công tác chuẩn bị bầu cử.

- Xin ông cho biết những điểm mới trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân lần này?

Ông Đào Trọng Thi: Luật bầu cử đại biểu Quốc hội được ban hành năm 1997 và được sửa đổi, bổ sung năm 2011; Luật bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân được ban hành năm 2003 là cơ sở pháp lý để cả nước tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XI, XII và cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004-2009. Điểm mới quan trọng nhất của cuộc bầu cử lần này là tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân chung, thống nhất trong cùng một ngày.

Để chuẩn bị cơ chế pháp lý cho cuộc bầu cử chung này, đồng thời cũng là hoàn thiện một bước pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân, trong kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử Quốc hội và Luật bầu cử Hội đồng Nhân dân. Trên nguyên tắc sửa đổi, bổ sung đó, Luật bầu cử sắp tới sẽ có một số điểm mới.

Cụ thể như sau: Thứ nhất, có sự thống nhất về khu vực bỏ phiếu. Khu vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội lần này cũng đồng thời là khu vực bỏ phiếu đại biểu Hội đồng Nhân dân.

Thứ hai, có sự thống nhất về số lượng cử tri trong mỗi khu vực bỏ phiếu. Trước đây, mỗi khu vực bỏ phiếu đại biểu Quốc hội có từ 300-2.000 cử tri trong khi đó mỗi khu vực bỏ phiếu của bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân lại có từ 300-4.000 cử tri. Để tiến hành cuộc bầu cử chung như trong bầu cử lần này, số lượng cử tri của khu vực bỏ phiếu bầu cử sẽ được quy định thống nhất là có từ 300-4.000 cử tri.

Thứ ba, có sự thống nhất về các tổ chức phụ trách bầu cử, bao gồm Hội đồng bầu cử ở Trung ương, Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, Ban bầu cử tại mỗi đơn vị bầu cử và Tổ bầu cử tại mỗi khu vực bầu cử.

Lần này, Hội đồng bầu cử ở Trung ương sẽ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập và phụ trách việc bầu cử đại biểu Quốc hội và việc bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân trong toàn quốc.

Các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương được giao cho Ủy ban Nhân dân các địa phương chịu trách nhiệm chủ trì thành lập. Ngoài ra, cuộc bầu cử lần này cũng có một số quy định mới về mẫu thẻ cử tri, mẫu phiếu bầu, thời gian niêm yết danh sách cử tri, thời gian xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo, quy trình thủ tục tiến hành bỏ phiếu...

- Những nhiệm vụ trọng tâm đặt ra đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trân Tổ quốc trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2006-2011 là gì, thưa ông?

Ông Đào Trọng Thi: Nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ủy, chính quyền cũng như các đoàn thể quần chúng thông qua Mặt trận Tổ quốc là phối hợp một cách chặt chẽ để tiến hành triển khai cuộc bầu cử thắng lợi. Trước hết là đảm bảo lựa chọn được những người xứng đáng nhất tham gia ứng cử, đảm bảo tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân, đảm bảo cơ cấu vùng miền, thành phần, người ngoài Đảng, đại biểu trẻ tuổi, đại biểu nữ.

Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác tuyên truyền để nhân dân nắm vững thông tin, có điều kiện quyết định chính xác, đúng đắn lá phiếu của mình. Một mặt rất quan trọng là đảm bảo tốt công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội để cuộc bầu cử thắng lợi hoàn toàn.

- Theo ông, vấn đề tiêu chuẩn nhân sự được đặt ra như thế nào? Việc bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân cùng một thời gian có ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị nhân sự?

Ông Đào Trọng Thi: Ngoài những tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, chính trị, lối sống, đại biểu Quốc hội cần có một tầm nhìn sâu và rộng để đảm bảo có thể nắm bắt được những thời cơ và thách thức đối với đất nước trong từng giai đoạn. Trên cơ sở đó, tham gia một cách tích cực và chủ động trong việc quyết định những vấn đề trọng đại của quốc gia.

Thứ hai, đại biểu Quốc hội phải có quyết tâm đổi mới cả về tư duy, cả về hành động, phải được thể hiện cụ thể trong hoạt động lập pháp, giám sát tối cao cũng như quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước như quy định của pháp luật.

Thứ ba, đại biểu Quốc hội phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ năng lực, phải thường xuyên trau dồi kinh nghiệm và thường xuyên cập nhật thông tin cả về tình hình thực tiễn trong nước, quốc tế để có thể đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội đất nước cũng như của quá trình hội nhập quốc tế của đất nước.

Tôi tin tưởng, với tinh thần yêu nước và trách nhiệm công dân, cử tri cả nước sẽ sáng suốt lựa chọn được những đại diện tiêu biểu nhất, đủ đức đủ tài để tham gia vào Quốc hội khóa XIII, thể hiện, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ mà nhân dân giao phó.

Chúng ta đã có chủ trương từ trước về việc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp trong cùng một thời gian và đã triển khai thực hiện từng bước. Do đó, đến giờ này, việc chuẩn bị chỉ là khâu hoàn tất. Thực ra, đây lại là một mặt rất thuận lợi cho công tác chuẩn bị nhân sự bởi không có sự biến động, xáo động như trước; tạo điều kiện thực hiện một cách đồng bộ nhân sự của toàn bộ hệ thống chính trị.

- Xin ông cho biết những định hướng lớn trong công tác tuyên truyền trước, trong và sau cuộc bầu cử?


Ông Đào Trọng Thi: Công tác tuyên truyền trước và sau bầu cử được chia làm 3 giai đoạn, phụ thuộc vào quy trình tiến hành các bước trong thực hiện bầu cử. Các giải pháp bao gồm những giải pháp về tuyên truyền ý nghĩa của cuộc bầu cử, giải thích, hướng dẫn những quy định mới về bầu cử, thông tin về quá trình bầu cử, nhân sự được giới thiệu ra ứng cử đại biểu Quốc hội, chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về công tác bầu cử.

Đồng thời, định hướng thông tin trong báo chí để tạo được niềm tin, sự thống nhất cao trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta để thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong việc lựa chọn những đại biểu xứng đáng nhất, tiêu biểu cho các tầng lớp nhân dân để tham gia vào Quốc hội.

                                                                               Theo TTXVN

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục