Toàn cảnh cuộc họp.

Toàn cảnh cuộc họp.

Chiều 1/8, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp về xây dựng Đề án hỗ trợ nâng cao điều kiện an toàn nhà ở trong khu vực thường xuyên có lũ lụt tại các tỉnh Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.

 

Thực tế khắc nghiệt ở miền Trung

Khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung gồm 14 tỉnh, thành phố trải dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, trong lịch sử được biết đến với tên gọi “rốn bão lũ miền Trung”. Hàng năm, khu vực này chịu nhiều đợt thiên tai nhất so với cả nước.

Do vị trí địa lý, khu vực có điểm khác biệt mà nổi bật là sự đa dạng của thiên tai (bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, triều cường, sạt lở, sụt lún đất…), với tần suất thường xuyên, liên tục, mức độ nguy hiểm cao, tính chất phức tạp. Đặc biệt, do lưu vực sông hẹp, độ dốc lớn nên lũ trong khu vực thường nhanh, cường độ mạnh, gây chia cắt, ngập lụt trên diện rộng.

Theo thống kê từ các địa phương trong 5 năm gần đây, tại khu vực này thiên tai đã làm 1.500 người thiệt mạng. Nhiều tài sản, tư liệu sản xuất thiết yếu, công trình hạ tầng bị hư hại nghiêm trọng. Tính riêng trong năm 2010, thiên tai làm 282 người chết, trên 87.000 căn nhà bị hư hỏng, hơn 500 xã bị ngập sâu trên 1,5m.

Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước thường xuyên quan tâm công tác phòng chống thiên tai, đặc biệt ưu tiên khu vực miền Trung. Hàng loạt các chương trình, đề án, giải pháp đã được triển khai trong khu vực như trồng rừng, cải tạo các dòng chảy, gia cố hệ thống đê điều, các công trình hạ tầng chống lũ, bố trí di dân. Tuy nhiên, tình trạng biến đổi khí hậu với thiên tai ngày càng phức tạp, bất thường, mức độ nguy hiểm của lũ lụt tiếp tục gây ra nhiều thiệt hại khi khả năng tự phòng chống của người dân còn nhiều hạn chế.

Chương trình hỗ trợ nhà ở vùng ngập lũ miền Trung do Chính phủ chỉ đạo xây dựng được coi là một trong những giải pháp căn cơ, giúp người dân tự trang bị, chủ động trong phòng chống, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra. Đồng thời, cũng là giải pháp an sinh xã hội, giúp dân vùng khó khăn kiên cố hóa nhà cửa, xóa nhà tạm, nhà nguy hiểm.

 

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (thứ 2 bên trái) trong một lần chỉ đạo công tác phòng chống lụt bão ở miền Trung. Ảnh: Chinhphu.vn

Ưu tiên cho các đối tượng, mục tiêu cấp bách

Theo Đề án đang được Bộ Xây dựng khởi thảo, cơ chế nổi bật là hỗ trợ, cho vay vốn ưu đãi, kết hợp với vốn huy động từ cộng đồng để đối tượng thụ hưởng xây mới, sửa chữa, cải tạo 1 gian nhà kiên cố, có sàn  vượt mức ngập lụt cao nhất tại vị trí xây dựng. Đồng thời, hỗ trợ việc xây dựng các nhà cộng đồng để kết hợp tránh lũ, lụt.

Trực tiếp rà soát, chỉ đạo xây dựng nội dung cơ chế của Đề án, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nêu rõ, trong điều kiện các nguồn lực gặp nhiều khó khăn nhưng việc giúp dân, hỗ trợ dân chống bão lũ vẫn phải coi là yêu cầu ưu tiên hàng đầu. Đồng thời, để chương trình hỗ trợ thực sự khả thi, sớm đi vào cuộc sống, Phó Thủ tướng cho rằng phải lựa chọn, phân loại cụ thể các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn, tiếp cận và bổ sung với các chương trình, dự án phòng chống thiên tai đã và đang triển khai ở khu vực.

Trong đó, mục tiêu ưu tiên trước mắt là các khu vực, đối tượng ở vùng lũ, lũ quét thường xuyên, kiên quyết thực hiện các chương trình, dự án di dân, đưa dân về các vùng an toàn. Các điểm dân cư xung yếu cũng cần khẩn trương xây dựng các công trình công cộng kết hợp tránh, trú bão. Các vùng thường xuyên ngập lũ, ngập sâu cần sớm xây dựng chương trình hỗ trợ, cho vay ưu đãi để người dân có thể kiên cố hóa, xây cao nhà cửa.

Phó Thủ tướng yêu cầu trong triển khai các cơ chế nói trên, cơ quan thực thi rà soát, lồng ghép với các chương trình như xây dựng nông thôn mới, chương trình bố trí dân cư, hỗ trợ người nghèo mà Chính phủ đã và đang thực thi. Đồng thời, kết hợp việc huy động các nguồn lực trong cộng đồng và xã hội.

Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Xây dựng hoàn thiện Đề án, lấy ý kiến từ các địa phương, rà soát đưa ra các tiêu chuẩn hỗ trợ, để có những quyết sách phù hợp với đặc thù từng khu vực cũng như khả thi, cân đối được các nguồn lực.

Cơ chế này dự kiến sẽ được Chính phủ xem xét, ban hành sớm để triển khai ngay trong thời gian tới./.

 

                                                                  Theo Chinhphu.vn

 

Các tin khác


Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục