CCB Đào Ngọc Phúc hướng dẫn tỉ mỉ công việc cho thợ học việc tại xưởng mộc của gia đình.

CCB Đào Ngọc Phúc hướng dẫn tỉ mỉ công việc cho thợ học việc tại xưởng mộc của gia đình.

(HBĐT) - Trong những ngày cả nước đang hướng tới các hoạt động sẻ chia cùng các nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC), chúng tôi có dịp đến thăm những nạn nhân mang trong mình di chứng chất độc da cam ở TP Hòa Bình. Vượt lên nỗi đau của “vết thương chiến tranh”, những người CCB đã tiếp tục khẳng định được phẩm chất của người lính trong thời bình là vươn lên làm giàu cho gia đình và tạo việc làm cho nhiều người có cùng hoàn cảnh.

 

Đón tiếp chúng tôi trong căn nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi, CCB Đào Ngọc Phúc, tổ 14, phường Phương Lâm nhớ lại những ngày tháng đã qua với bao vất vả để gây dựng nên xưởng mộc, thêu ren của gia đình hôm nay. ông kể: Khi rời quân ngũ trở về địa phương năm 1975, ông cũng như bao gia đình khác lúc đó đều rất khó khăn về kinh tế. ông lại còn bị thương 2 lần, tuy không nặng nhưng mỗi lần trái gió, trở trời, cơ thể lại khó chịu, mệt mỏi. Lúc này, ông tham gia công tác tại HTX TTCN Thuận Hòa. Nhưng do kinh doanh gặp nhiều khó khăn, năm 1986, HTX giải thể. ông nảy ra ý tưởng khôi phục nghề mộc truyền thống, mở xưởng mộc kinh doanh tại gia. Công việc mở xưởng cũng không hề đơn giản, nào là thiếu vốn, đào tạo thợ cho xưởng... ông Phúc đã vận động người nhà, con em đồng đội cũ, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thanh niên chưa có việc làm đi học nghề. Mọi việc tạm suôn sẻ, xưởng mộc hoạt động bắt đầu có lãi thì năm 1996, khi Nhà nước có lệnh đóng cửa rừng, thủy điện Hòa Bình hình thành, xưởng mộc của ông lại khó khăn về nguyên liệu. Sản phẩm khó tiêu thụ.

 

ông lại phải tính chuyện chuyển hướng học thêm nghề điêu khắc, khảm trai, làm đồ thờ, nghề thêu ren. ông cùng nhóm thợ về Chương Mỹ (Hà Nội) học nghề. Công việc của ông bắt đầu chuyển hướng có hiệu quả. Sản phẩm làm ra đều tiêu thụ hết. Có thời điểm, công nhân làm cho các xưởng của gia đình ông lên tới 400 thợ lành nghề. Hiện nay, thu nhập bình quân của thợ chính, lành nghề của xưởng ông là 4,5 triệu đồng/tháng, thợ làm lương thấp nhất là 2 triệu đồng/tháng. Thu nhập của gia đình ông mỗi năm hàng tỷ đồng.

 

Cũng như ông Phúc, thương binh 4/4 Nguyễn Ngọc Tuấn, tổ 26, phường Đồng Tiến cũng khiến nhiều người cảm phục bởi tinh thần vượt khó của ông. 5 năm trong chiến trường, trở về địa phương, ông đối mặt với vô vàn khó khăn: căn bệnh sốt rét hành hạ, kinh tế gia đình khó khăn, trải qua đủ nghề để sống rồi ông đã trụ lại với nghề sản xuất tăm mành. ông cho biết: Nhận thấy Hòa Bình có vùng nguyên liệu về tre luồng phong phú cộng với đây là nghề truyền thống của quê vợ ông nên ông đã mạnh dạn mở cơ sở sản xuất tăm mành, vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần giải quyết việc làm cho những người có hoàn cảnh khó khăn như mình... Nhờ chịu khó làm ăn, đến nay, cơ sở sản xuất tăm mành của ông Tuấn đã có doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm, tạo việc làm cho nhiều lao động ở các xã vùng sâu, xa các huyện: Đà Bắc, Lạc Sơn, Mai Châu. Đặc biệt, hiện nay có 4 lao động trực tiếp tại xưởng của gia đình ông là con em thương binh, gia đình NNCĐDC.

 

Chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Đức Dậu, xóm Mát, xã Dân Chủ. Chủ nhân của ngôi nhà gọn gàng, ngăn nắp với khuôn viên xanh mướt của cây trồng này là một CCB đã trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. ông Dậu cho biết: Suốt cuộc đời được sống, chiến đấu, lao động - sản xuất đó là trách nhiệm và cũng là hạnh phúc của ông. Hiện nay, tuy sức yếu, tuổi cao cùng những ảnh hưởng của CĐDC nhưng ông Dậu vẫn cùng gia đình, con cháu hăng hái lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Hiện ông đang trồng, chăm sóc hơn 3 ha rừng và quản lý gần 20 ha rừng phòng hộ. 

 

Những nạn nhân mang trong mình di chứng CĐDC ở TP Hòa Bình như ông Phúc, ông Tuấn và ông Dậu vượt lên nỗi đau kiên cường trước những thử thách của cuộc sống mới là tấm gương sáng ngời đáng để cho thế hệ trẻ noi theo.

 

 

                                                                                   Hồng Duyên

 

 

Các tin khác


Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục