Dù hiểu rõ khái niệm, tầm quan trọng của liêm chính, nhưng khá nhiều thanh niên vẫn dễ dàng thỏa hiệp với cái xấu nhằm trục lợi cho bản thân, gia đình mình… Đây là nhận định của Tổ chức Hướng tới minh bạch tại Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng (CECODES) trong kết quả khảo sát về tính liêm chính trong thanh niên Việt Nam tại 11 tỉnh, TP vừa công bố đầu tháng 8-2011 tại Hà Nội.

 

Phổ biến nạn tham nhũng vặt

Theo kết quả khảo sát năm 2011 đối với 1.022 đối tượng thanh niên tuổi từ 15 đến 30, có đến 95% người cho rằng trung thực quan trọng hơn giàu có và thiếu liêm chính (bao gồm cả tham nhũng) sẽ có hại cho thế hệ trẻ, sự phát triển của đất nước. Dù suy nghĩ là vậy, nhưng thực tế hành động thì có 40% thanh niên sẵn sàng tham nhũng, hối lộ nếu mang lại lợi ích cho bản thân. Đặc biệt, đa số thanh niên có trình độ cao đều có quan điểm lừa dối và vi phạm pháp luật sẽ dễ giàu, thành đạt hơn liêm chính.
 

Tuổi trẻ được học tập và sinh hoạt trong môi trường lành mạnh sẽ góp phần giáo dục tính trung thực, đấu tranh với các hành vi tiêu cực, sai trái. Ảnh: Nguyệt Ánh


TS. Đặng Hoàng Giang, thành viên nhóm khảo sát cho biết, hiện tượng tham nhũng phổ biến thanh niên từng gặp có liên quan đến lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông và kinh doanh. Gần nửa số thanh niên được hỏi đều chấp nhận đưa "phong bì" để được chăm sóc, điều trị tốt hơn; 38% thanh niên sẵn sàng gian lận để thi đỗ vào trường tốt và 33% sẵn sàng thực hiện hành vi hối lộ để có công việc như mong ước và 40% thanh niên thừa nhận đã từng hối lộ CSGT để tránh bị phạt. Đáng lo ngại,  phần lớn thanh niên cho rằng bản thân có thể góp phần vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, nhưng việc tố cáo tham nhũng của họ còn hạn chế (chỉ có 4% người dám tố cáo). Lý do chính là do họ thờ ơ hoặc bi quan, vì cho rằng tố cáo cũng chẳng giải quyết được gì; thậm chí còn không được bảo vệ, nguy hiểm đến tính mạng bản thân và gia đình… Còn theo GS. Đặng Cảnh Khanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thanh niên, nhận thức và hành vi của thanh niên có sự mâu thuẫn lớn. Họ căm ghét sự giả dối, hối lộ… nhưng họ vẫn thực hiện hành vi để được việc, điều này lỗi không phải ở họ mà lỗi do xã hội tạo ra hoàn cảnh, đẩy thanh niên vào tình huống không liêm chính. Nhiều thanh niên còn cho rằng, trong xã hội phổ biến nạn vòi vĩnh, tham ô, nếu không đi theo guồng máy đó thì sẽ trở thành người "ngố", không theo kịp thời đại?

Để được sống trong môi trường lành mạnh

Thực tế cuộc sống hiện nay cho thấy, nhiều thanh niên rất khó khăn trong việc "cưỡng lại" những hành vi không liêm chính, tham nhũng, bởi nhiều nguyên nhân như coi đấy là "chuyện bình thường ở huyện"; hoặc tư tưởng "an phận thủ thường"; sợ bị coi là "ngựa non háu đá"... Mặt khác, do tuổi đời còn trẻ, thiếu kinh nghiệm sống nên nhận thức chưa đủ về tầm quan trọng của liêm chính, chống tham nhũng đối với bản thân, gia đình và xã hội.

Lấy phòng ngừa làm trọng tâm, đẩy mạnh công tác giáo dục đào tạo, bồi dưỡng chính trị, tư tưởng cho cán bộ công chức, học sinh, sinh viên trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng (PCTN), năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 137/2009/QĐ-TTg phê duyệt đề án đưa nội dung PCTN vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng. Đây là lần đầu tiên nội dung PCTN được đưa vào nhà trường một cách có hệ thống, thể hiện được sự quan tâm của Nhà nước đối với việc nâng cao nhận thức trong xã hội và tạo ra phong trào sâu rộng đấu tranh PCTN; từng bước hình thành văn hóa chống tham nhũng. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Kiều Viễn, Giám đốc Tổ chức Hướng tới minh bạch tại Việt Nam, việc triển khai chương trình này kết quả chưa cao, bằng chứng là 17% thanh niên được hỏi là có học về tăng cường liêm chính và 2/3 số này nhận xét các chương trình giáo dục đó chưa thực sự hiệu quả.

Qua khảo sát cho thấy, thiếu trung thực trong thanh niên là sai lệnh chuẩn mực trong xã hội, muốn khắc phục nó thì người lớn phải làm gương, xã hội phải khắc phục lệnh chuẩn mực. Một mình thanh niên không thể thay đổi được mà phải toàn xã hội. Tuy nhiên, trước mắt có thể các cấp bộ đoàn, hội đưa các nội dung PCTN và tăng cường tính liêm chính vào các cuộc thảo luận, sinh hoạt chuyên đề; cần xây dựng cơ chế cụ thể để định hướng thanh niên tôn trọng liêm chính.

Ngoài các giải pháp trên, để tuổi trẻ được sống trong môi trường lành mạnh, thiết nghĩ việc giáo dục tính trung thực, đấu tranh với các hành vi tiêu cực, sai trái để thực hiện liêm chính cần được thực hiện ngay từ trường học và ngay từ khi còn bé. Đối với các nhà trường, thay vì giới thiệu các hành vi trừu tượng, cần giảng dạy các tình huống cụ thể, sát thực đời sống; đồng thời thường xuyên biểu dương, khen thưởng những học sinh, sinh viên có hành động liêm chính...
 
                                                Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục