Hội thảo Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng.

Hội thảo Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng.

(HBĐT) - Ngày 30/9, UBND Tỉnh đã tổ chức hội thảo " Bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng". Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy đã đến dự; đồng chí Bùi Văn Cửu, UVTV Tỉnh ủy, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh chủ trì hội thảo.

 

Tham dự hội thảo có các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu giảng dạy, lãnh đạo các cơ quan chuyên môn, các viện nghiên cứu và giảng dạy trong các lĩnh vực văn hóa dân gian, lãnh đạo sở VH - TTDL các tỉnh Gia Lai, Phú Thọ, Thanh Hóa và đại diện Nghệ nhân cồng chiêng trong tỉnh. Đây là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 125 năm ngày thành lập tỉnh và 20 năm tái lập tỉnh Hòa Bình.  

Báo cáo đề dẫn tại Hổi thảo nêu rõ: cồng chiêng dân tộc Mường có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời. Âm nhạc của cồng chiêng dân tộc Mường thể hiện trình độ điêu luyện của người chơi trong việc áp dụng những kỹ năng đánh chiêng, từ việc chọn ciêng đến biên chế thành dàn nhạc, cách chơi, cách trình diễn. Trong những năm qua, công tác nghiên cứu, sưu tầm nhằm bảo tồn di sản văn hóa công chiêng đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm từ những thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã thu âm, ký âm được 50 bản nhạc các bài chiêng Mường. Năm 2010, sở VHTTDL tỉnh đã thực hiện đề tài "kiểm kê số lượng cồng chiêng và một số điệu sắc bùa của người Mường tỉnh Hòa Bình" đã thống kê được 9.960 chiếc chiêng thuộc sở hữu của các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng dân tộc Hòa Bình.

 

Tham dự hội thảo, các đại biểu đã  tham luận đánh giá về yếu tố văn hóa, nghệ thuật cồng chiêng trong đời sống văn hóa của người Mường. Những nét đặc sắc trong nghệ thuật văn hóa cồng chiêng dân tộc Mường. Những vấn đề thực tiễn trong quản lý văn hóa cồng chiêng. Giải pháp quản lý, bảo vệ và phát  huy giá trị của di sản văn hóa cồng chiêng dân tộc Mường và các dân tộc có sử dụng cồng chiêng trong đời sống văn hóa. Các đại biểu cũng tập trung chỉ ra những giải pháp để bảo tồn văn hóa cồng chiêng Hòa Bình. Trong đó, nhiều ý kiến khẳng định: tỉnh cần sớm chính thức kiểm tra toàn bộ số lượng cồng chiêng trên cơ sở đó có được nhận diện đích thực nhất về giá trị văn hóa cồng chiêng. Từ đó, lập hồ sơ ghi vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia. Ngoài ra, các đại biểu cũng kiến nghị phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng gắn liền với phát triển du lịch cộng đồng. Tiếp tục phục hồi và gìn giữ các lễ hội văn hóa dân gian để tạo môi trường cho trình diễn, trình tấu cồng chiêng. Tổ chức lại một số dàn chiêng sắc bùa tại các huyện, thành phố. Tổ chức truyền dạy đánh chiêng và âm nhạc cồng chiêng. Có chính sách vận động toàn dân tham gia bảo vệ, gìn giữ  cồng chiêng.

                                                                               

 

                                                                     Phương Linh.

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục