Chiều 22/11, trong buổi tiếp Đoàn đại biểu Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia, do Chủ tịch Hội Vũ Mão dẫn đầu, tại Văn phòng Thủ tướng ở Cung Hòa Bình, Thủ tướng Campuchia Hun Sen cảm ơn Việt Nam đã giúp giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, đem lại hồi sinh cho nhân dân Campuchia và hiện nay vẫn tiếp tục giúp đỡ Campuchia trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có cuộc gặp Thủ tướng Campuchia Hunsen tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 19 ở Bali (Ảnh: Đức Tám - TTXVN)

Phát biểu với các phóng viên sau buổi tiếp, Trợ lý Thủ tướng, ông Yeang Sophaleth, nói rằng Thủ tướng Hun Sen tuyên bố ủng hộ phiên tòa xét xử Khmer Đỏ, coi đây là sự công bằng của lịch sử và công lý đang được thực thi ngày hôm nay bắt nguồn từ chiến thắng lịch sử ngày 7/1/1979, thời điểm nhân dân Campuchia với sự giúp đỡ kịp thời của quân tình nguyện Việt Nam đã lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ.

Ông Hun Sen cũng nêu rõ Campuchia và Việt Nam hiện nay đang tiếp tục củng cố và tăng cường hợp tác nhằm thúc đẩy tình hữu nghị và sự phát triển của cả hai nước, trong đó có sự đóng góp rất thiết thực, hiệu quả từ hoạt động của các hội hữu nghị hai nước Việt Nam, Campuchia.

Hiện phiên tòa xét xử tội ác Khmer Đỏ (
ECCC) vẫn đang được mở, xét xử ba thủ lĩnh cấp cao của chế độ Khmer Đỏ, gồm là Nuon Chea, Khieu Samphan và Ieng Sary.

Trong chế độ Khmer Đỏ, Khieu Samphan là người đứng đầu nhà nước, Nuon Chea là "Nhân vật số hai" còn Ieng Sary là Bộ trưởng ngoại giao.

Vắng mặt tại phiên tòa lần này là bị cáo Ieng Thirith, vợ của Ieng Sary và là người giữ chức Bộ trưởng Y tế và Xã hội của chế độ Khmer Đỏ. Nhân vật này được cho là không đủ sức khỏe để ra tòa vì bị chứng mất trí nhớ.

Hàng trăm người dân Campuchia, trong đó có các nhà sư, sinh viên và những người sống sót dưới thời Khmer Đỏ, đã đến tham dự phiên tòa kéo dài 4 ngày này. Một phần của tiến trình xét xử được tường thuật trực tiếp trên truyền hình. Cho đến nay, cả bốn bị cáo đều chối bỏ trách nhiệm trong thảm họa diệt chủng làm 2 triệu người Campuchia thiệt mạng dưới thời chế độ Khmer Đỏ cầm quyền từ năm 1975 đến năm 1979.

ECCC được thành lập năm 2006 do Liên hợp quốc bảo trợ. Tháng 7/2010, ECCC đã tuyên án 35 năm tù giam đối với Kaing Guek Eav, biệt danh là "Duch", cai ngục nhà tù Tuol Sleng S-21, vì phạm tội ác chiến tranh và các tội ác chống lại loài người./.

 

                                                                          Theo TTXVN

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục