Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, Đoàn Hòa Bình phát biểu tại hội trường.

Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, Đoàn Hòa Bình phát biểu tại hội trường.

(HBĐT) - Ngày 5/ 6, Quốc hội thảo luận tại Hôi trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

 

Theo báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì giai đoạn 2006 – 2011, tổng đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn từ nguồn ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ là 432.788 tỷ đồng, bằng 49,67% tổng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ. Hiện nay, hệ thống chính sách, pháp luật ban hành khá đầy đủ, cụ thể hóa các quan điểm của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho nông dân, nông thôn và phát triển nông nghiệp được quan tâm đầu tư, bộ mặt nông thôn từng bước được đổi mới, các mục tiêu quốc gia cơ bản được thực hiện. Công tác xóa đói, giảm nghèo đạt được thành tựu đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đời sống của nhân dân nhất là đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó khăn được cải thiện đáng kể. Nông nghiệp phát triển cả về sản lượng, chất lượng và giá trị.

 

Phát biểu tại Hội trường, đồng chí Nguyễn Tiến Sinh Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình cho rằng, bên cạnh những kết quả mà chương trình đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đạt được thì cũng còn một số hạn chế, tồn tại đó là:

 

1.  Hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, chậm sửa đổi, hoàn thiện cho phù hợp với thực tế, đặc biệt là các quy định của Luật đất đai đã trở thành điểm nóng trong nông dân, nông thôn. Nhiều chính sách ban hành thể hiện sự ưu đãi nhằm thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Tuy nhiên, nhiều quy định khá phức tạp, chồng chéo khó triển khai trên thực tế, khó thu hút nguồn lực đầu tư trong lĩnh vực này.

 

2. Mặc dù đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn chiếm tỷ trọng lớn trong đầu tư công từ ngân sách nhà nước, tuy nhiên nếu so sánh tổng đầu tư xã hội trong giai đoạn 2006 – 2011 thì lĩnh vực này chiếm tỷ trọng không lớn. Đáng lưu ý, thu hút đầu tư FDI không những không tăng mà có xu hướng giảm ( như báo cáo nêu).  Tổng  đầu tư mới đáp ứng được 55 đến 60% nhu cầu. Nên tình trạng đầu tư giàn trải, keó dài, hiệu quả đầu tư thấp là điều khó tránh khỏi. Trong đầu tư chủ yếu là xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng (theo báo cáo giám sát trong 5 năm  đầu tư cho nghiên cứu phát triển cây con giống chỉ khoảng 400tỷ) nên sản xuất nông nghiệp của chúng ta chưa theo kịp sự phát triển của khoa học, công nghệ tiên tiến thế giới. Tình trạng thất thoát trong quản lý đầu tư vẫn còn xảy ra (theo báo cáo giám sát). Tuy nhiên, cần cân nhắc khi đưa ra các số liệu trong báo cáo đã nêu là những kiến nghị xử lý tài chính của chương trình 134, 135 mà chưa đề cập đầy đủ việc thất thoát, lãng phí trong các chương trình dự án đầu tư khác là chưa thỏa đáng. Đề nghị cần cân nhắc tính toán khi công khai tính toán các số liệu gây thất thoát lãng phí của các chương trình dự án khác để thấy hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

 

3. Trong mô hình sản xuất nông nghiệp còn nhiều lúng túng, tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, sản xuất nông nghiệp vùng miền núi, dân tộc thiểu số vẫn nặng tính tự cung tự cấp, thiếu sự định hướng của cơ quan quản lý nhà nước. Đất đai nhỏ lẻ, kinh tế hộ là chủ đạo thì tất yếu sản xuất là manh nún nên nông dân thua thiệt nhiều. Điệp khúc được mùa mất giá, được giá mất mùa. Lũng loạn thị trường của một số doanh nghiệp, doanh nhân (nhất là doanh nhân nước ngoài) diễn ra khá phổ biến. Vai trò kinh tế tập thể hợp tác xã, doanh nghiệp (cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác) hoạt động còn khá mờ nhạt.

 

4. Đời sống của một bộ phận không nhỏ người dân còn gặp nhiều khó khăn, khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư có xu hướng tăng nhanh, mức sống của hộ nông thôn miền núi đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp, nguy cơ tái nghèo là rất cao. Trong khi thành tựu sản xuất lương thực năm 2011 đã đạt mức xuất khẩu 7,2 triệu tấn gạo, thì hàng ngày vẫn có hàng vạn đồng bào dân tộc thiếu đói vào mùa giáp hạt, phải nhận cứu trợ lương thực từ Chính phủ.

 

Để tiếp tục đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo hướng bền vững đại biểu đã nêu một số kiến nghị , đó là:

 

1. Tập trung đầu tư nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp từ đó tạo bước đột phá về năng xuất, sản lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp. Giảm chi phí sản xuất và sức lao động cho nông dân. Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất giống, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch nhằm tạo thế chủ động về sản xuất, hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ nhập khẩu.

 

2. Tăng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực này, nhất là vùng núi, dân tộc thiểu số để khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh kinh tế vùng nhằm phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo an ninh, quốc phòng đất nước. Có chính sách ưu đãi, khuyến khích kinh tế đủ mạnh, đủ sức thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

 

3. Tiếp tục nghiên cứu cơ chế, chính sách phát triển các mô hình tổ chức sản xuất phù hợp. Kinh tế hợp tác xã, doanh nghiệp hoạt động trong nông nghiệp. Các mô hình liên doanh, liên kết quản lý các thành phần kinh tế để sản xuất phát triển theo tiêu chuẩn, quy trình và quy hoạch.

 

4. Sớm nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Luật đất đai và các văn bản pháp luật có liên quan khác tạo cơ sở pháp lý vững chắc và bước đột phá trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

                           

                   

                                  Bích Ngọc

          Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh

 

 


Các tin khác


Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục