Lãnh đạo, chuyên viên Ban Dân vận Tỉnh ủy trao đổi, thảo luận để tham mưu cho BCĐ thực hiện QCDC tỉnh xây dựng, triển khai Đề án “Nâng cao hiệu quả việc thực hiện QCDC tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh” giai đoạn 2012-2016. (ảnh: H.N)

Lãnh đạo, chuyên viên Ban Dân vận Tỉnh ủy trao đổi, thảo luận để tham mưu cho BCĐ thực hiện QCDC tỉnh xây dựng, triển khai Đề án “Nâng cao hiệu quả việc thực hiện QCDC tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh” giai đoạn 2012-2016. (ảnh: H.N)

(HBĐT) - Xác định rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của thực hiện QCDC ở cơ sở sẽ mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Từ đó, tạo động lực thúc đẩy thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT-XH, QP-AN ở địa phương, góp phần xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh.

 

Những năm qua, BTV Tỉnh ủy đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện QCDC bằng việc xây dựng, kiện toàn BCĐ của tỉnh và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo nhằm thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/2/1998 “về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở”, Chỉ thị số 10- CT/TW ngày 28/3/2002 của Ban Bí thư T.ư Đảng về “Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở”  và Chỉ thị số 22- CT/TU của BTV Tỉnh ủy Về việc “tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện QCDC ở cơ sở”.  Theo đó, hàng năm, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã thành lập các đoàn kiểm tra, khảo sát tại các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp về triển khai, thực hiện QCDC. BCĐ của tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động cho từng quý, từng năm. Qua hơn 10 năm thực hiện QCDC cho thấy, đây là chủ trương đúng đắn đã đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân đồng tình hưởng ứng.  

Với phương châm Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ”, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Các cấp uỷ, chính quyền trong tỉnh coi trọng triển khai, thực hiện QCDC trong các loại hình ở cơ sở bao gồm: thực hiện QCDC ở xã, phường, thị trấn; trong cơ quan HCNN, đơn vị sự nghiệp công lập; trong các doanh nghiệp và trong LLVT. Nội dung của QCDC ở cơ sở đã ngày càng thấm sâu trong đời sống xã hội, tạo ra bầu không khí dân chủ, cởi mở trong hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân, góp phần phát huy nội lực của nhân dân trong phát triển KT- XH. Các phong trào, CVĐ triển khai ở cơ sở luôn được các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực, trở thành nếp sống tốt đẹp, lành mạnh, mang tính nhân văn sâu sắc. Nhân dân đã phát huy quyền làm chủ của mình trong việc bàn bạc, quyết định và tổ chức thực hiện những nội dung quan trọng nhằm phát triển KT- XH của địa phương, đơn vị.  

Thực hiện QCDC ở cơ sở cũng đã tác động tích cực tới việc xây dựng, củng cố tổ chức Đảng, chính quyền vững mạnh, làm chuyển biến về ý thức và phong cách làm việc của cán bộ, đảng viên theo hướng gần dân, trọng dân và có trách nhiệm với nhân dân. Các cấp chính quyền đã quan tâm cải tiến lề lối làm việc gắn thực hiện QCDC với cải cách hành chính, công khai thủ tục hành chính. Cơ chế Một cửa, “Một cửa liên thông được thực hiện đồng bộ trên nhiều lĩnh vực, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tới giải quyết công việc. Việc rà soát, loại bỏ các văn bản không phù hợp được các ngành, cấp quan tâm thực hiện. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo được coi trọng. Các cấp chính quyền luôn đề cao trách nhiệm trong việc tiếp công dân. Hầu hết các cơ quan Nhà nước đã xây dựng quy chế tiếp dân. Trụ sở tiếp dân được niêm yết công khai các nội dung, quy chế, lịch tiếp dân.  

Cùng với đó, thực hiện QCDC, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh đã chú trọng thực hiện công khai, minh bạch vấn đề tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ cũng như công khai việc nâng lương, khen thưởng, kỷ luật, các chế độ, chính sách liên quan đến người lao động, việc thu, chi tài chính, sử dụng các loại quỹ góp phần tạo môi trường làm việc dân chủ, cởi mở hơn...  

Bên cạnh những kết quả đạt được cũng phải thẳng thắn nhìn nhận, trong những năm qua, thực hiện QCDC ở cơ sở vẫn còn có những tồn tại, yếu kém. Do đó, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả thực hiện QCDC ở cơ sở, trong thời gian tới, với chức năng, nhiệm vụ của mình và trách nhiệm là cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo thực hiện QCDC tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh uỷ tiếp tục tham mưu cho Ban Thường vụ và Ban chỉ đạo thực hiện QCDC tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm như:  

Tiếp tục phổ biến, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và của Tỉnh uỷ về thực hiện QCDC ở cơ sở đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Xác định việc thực hiện QCDC là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, lâu dài và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Đồng thời, tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng; chính quyền về thực hiện QCDC ở cơ sở gắn với phát triển KT - XH, ổn định và giữ vững QP-AN. Thực hiện tốt việc lấy ý kiến nhân dân trước khi đề ra chủ trương, nhiệm vụ và cụ thể hoá các chủ trương đường lối của Đảng, chương trình, kế hoạch phát triển KT - XH ở địa phương. Gắn việc thực hiện QCDC với triển khai thực hiện Nghị quyết số 02- NQ/TU ngày 07/6/2011 của Tỉnh uỷ về xây dựng NTM giai đoạn 2011- 2015, định hướng đến năm 2020.  

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về thực hiện QCDC, tiếp tục chỉ đạo các địa phương, đơn vị bổ sung, sửa đổi các quy chế, quy ước, quy định phù hợp với đặc điểm của địa phương, đơn vị, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến người dân và được nhân dân quan tâm. Đồng thời nghiên cứu ban hành các quy chế mẫu trong các lĩnh vực mới để thực hiện hiệu quả. Tăng cường công tác kiểm tra, định kỳ sơ, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết về thực hiện QCDC. Đưa việc kiểm tra thực hiện QCDC vào chương trình kiểm tra thường xuyên của cấp uỷ các cấp. 

                                                            

Hoàng Thị Chiển

 UVBTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ

 

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục