Đồng chí Đinh Duy Sơn Phó chủ tịch HĐND tỉnh.

Đồng chí Đinh Duy Sơn Phó chủ tịch HĐND tỉnh.

(HBĐT) - Lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là một sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của đất nước. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Đinh Duy Sơn, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tỉnh.

 

PV: Xin đồng chí cho biết vai trò, tầm quan trọng việc triển khai tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992?

 

Đồng chí Đinh Duy Sơn: Hiến pháp là văn bản chính trị - pháp lý, là đạo luật cơ bản, luật gốc của Nhà nước, phản ánh ý chí, lợi ích của toàn dân tộc. Thông qua Hiến pháp, tư tưởng quyền lực thuộc về nhân dân được khẳng định. Nhân dân trao quyền cho cơ quan Nhà nước, bảo đảm tính hợp pháp cao nhất của việc thực hiện quyền lực Nhà nước. Trong lịch sử lập hiến của nước ta, việc xây dựng, ban hành hoặc sửa đổi, bổ   sung một số điều của Hiến pháp đều tiến hành tổ chức lấy ý kiến nhân dân.  Điều này trước hết xuất phát từ tư tưởng Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Hiến pháp cần thực hiện ý chí, nguyện vọng của toàn thể nhân dân. Việc lấy ý kiến nhân dân nhằm tập hợp trí tuệ sâu rộng trong toàn dân, góp phần làm cho Hiến pháp phản ánh đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

 

Việc lấy ý kiến nhân dân nhằm mục đích phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân và tạo sự đồng thuận của nhân dân trong việc xây dựng Hiến pháp để Hiến pháp thể hiện được ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Đây là đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý quan trọng, có tác dụng giáo dục, phổ biến, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với việc xây dựng Hiến pháp, tôn trọng, thi hành Hiến pháp. Lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp là công việc hệ trọng của quốc gia cần sự tham gia rộng khắp, thực chất của nhân dân.

 

PV: Đến nay, Ban Chỉ đạo đã có những hoạt động cụ thể nào để hướng dẫn các ban, ngành, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tham gia đợt sinh hoạt chính trị quan trọng này ?

 

Đồng chí Đinh Duy Sơn: Thực hiện Chỉ thị số 22- CT/TW ngày 28/12/2012 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 09/01/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Thường trực HĐND tỉnh ban hành Kế hoạch số 02/KH-HĐND ngày 10/01/2013 về tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

 Ngày 18/1/2013, tổ chức hội nghị trực tuyến toàn tỉnh triển khai Nghị quyết của Quốc hội tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992; ngày 28/1/2013, HĐND tỉnh đã tổ chức kỳ họp thứ 5 (chuyên đề) về lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

 

Căn cứ theo kế hoạch hướng dẫn: việc tổ chức lấy kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ được tiến hành mở rộng ở cả 3 cấp HĐND, các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan thuộc tỉnh.Cá nhân, cơ quan, tổ chức, tập thể có thể đóng góp ý kiến về toàn bộ hoặc một số nội dung cụ thể trong Dự thảo Hiến pháp và gửi ý kiến đóng góp qua cơ quan, tổ chức mà mình là thành viên hoặc gửi ý kiến đóng góp trực tiếp bằng văn bản đến ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp (số 37, đường Hùng Vương, quận Ba Đình, Hà Nội) hoặc gửi ý kiến đóng góp bằng email đến hộp thư điện tử ubdtsdhp@qh.gov.vn, trang Thông tin điện tử Dự thảo Online http://duthaoonline.quochoi.vn.

 

Thường trực HĐND tỉnh có trách nhiệm chủ trì phối hợp với UBND tỉnh, đoàn đại biểu Quốc hội, UBMTTQ tỉnh công bố Dự thảo sửa đổi Hiến pháp; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân; tổ chức một số đoàn kiểm tra đến các cơ quan, tổ chức ở tỉnh và một số huyện, thành phố. Tập hợp ý kiến đóng góp của nhân dân, các ngành, các cấp để xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến nhân dân báo cáo Chính phủ và ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

 

Các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan thuộc tỉnh có trách nhiệm phổ biến nội dung bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 và tổ chức hội nghị cán bộ để lấy ý kiến đóng góp đồng thời xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp của cơ quan mình gửi về Ban chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi  Hiến pháp 1992.

 

Thường trực HĐND huyện và thành phố có trách nhiệm chủ trì phối hợp với UBND, MTTQ cùng cấp phổ biến nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp; tổ chức kỳ họp chuyên đề  của HĐND cấp huyện, thành phố; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân; tổ chức một số đoàn kiểm tra đến các cơ quan, tổ chức ở tỉnh và một số huyện, thành phố. Tập hợp ý kiến đóng góp của nhân dân, các ngành, cấp để xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến nhân dân gửi về Ban chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi  Hiến pháp 1992.

 

PV: Đến thời điểm này việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã đi được gần nửa chặng đường, trong khi khối lượng công việc cần triển khai còn rất lớn, là người sẽ phổ biến và vận động nhân dân tham gia góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp, đồng chí muốn nhắn nhủ điều gì tới cử tri tỉnh nhà ?

 

Đồng chí Đinh Duy Sơn: Chậm nhất đến ngày 10/3/2013: báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp của các sở, ban, ngành, đoàn thể, huyện, thành phố, báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp của các tổ chức thành viên của UBMTTQ tỉnh phải được gửi đến Ban chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Như vậy, tính đến thời điểm này, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã đi được gần nửa chặng đường. Khối lượng công việc cần tiếp tục triển khai còn rất lớn, trong khi đó, ngày Tết cổ truyền dân tộc đang đến gần. Để đợt sinh hoạt chính trị này phát huy được hiệu quả cao nhất, tôi đề nghị toàn thể nhân dân các dân tộc trong tỉnh cần phát huy hơn nữa tinh thần trách nhiệm, trí tuệ và tâm huyết đóng góp nhiều ý kiến thiết thực, chất lượng vào Dự thảo hiến pháp. BCĐ của tỉnh và các địa phương sẽ có trách nhiệm tổng hợp kịp thời, chính xác, đầy đủ các ý kiến của nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp để báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp và các cơ quan hữu quan theo quy định.

 

Việc xây dựng Nhà  nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng là phù hợp với quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam và lịch sử của Nhà nước ta. Vì vậy, xây dựng hoàn thiện, thắng lợi từ việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 một lần nữa khẳng định sự lựa chọn chế độ chính trị của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng hơn 80 năm qua. Đồng thời khẳng định con đường phát triển đất nước theo định hướng XHCN đã được ghi trong Cương lĩnh 1991 và 2001 của Đảng. Với tinh thần, trách nhiệm và những nỗ lực chung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị, tôi tin tưởng rằng việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trên địa bàn tỉnh sẽ diễn ra dân chủ, an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.

 

PV: Xin cảm ơn đồng chí!

                                                                       

                                                                   Thuý Hằng (thực hiện)

 

 

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục