Ông Hà Văn Tưởng, người uy tín của xóm Vế - xã Piềng Vế (Mai Châu) lưu giữ cẩn thận những tờ báo được cấp theo chế độ để làm công tác tuyên truyền.

Ông Hà Văn Tưởng, người uy tín của xóm Vế - xã Piềng Vế (Mai Châu) lưu giữ cẩn thận những tờ báo được cấp theo chế độ để làm công tác tuyên truyền.

(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với người có uy tín cho đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Mai Châu đã có nhiều nỗ lực để triển khai đến từng cơ sở. Tuy nhiên, cho đến nay, việc phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng dân cư chưa thực sự tạo được dấu ấn rõ nét.

 

Đồng chí Hà Văn Thoan, Chủ tịch UBND xã Cun Pheo (Mai Châu) cho biết: Xã có 5 xóm, theo quy định đã bầu ra 5 người có uy tín trong cộng đồng.  Có người đã ở tuổi 70 nhưng cũng có người chỉ mới ngoài 40 tuổi. Việc bầu chọn người uy tín là do nhân dân ở KDC trực tiếp thực hiện, sau đó, UBND xã duyệt công nhận. Với những người uy tín trẻ tuổi tuy có sự năng động, tháo vát nhưng kinh nghiệm ít nên việc phát huy tinh thần tiên phong gương mẫu cũng như tuyên truyền, vận động gia đình, dòng họ và bà con nhân dân trong cùng thôn xóm chưa cao.

 

Theo đồng chí  Hà Văn Nhương, Chủ tịch UBND xã Piềng Vế, trong các cuộc họp KDC để tổ chức các sự kiện, diễn đàn liên quan đến kinh tế, văn hóa, xã hội, AN-QP của xã, chúng tôi đều có mời những người có uy tín tham gia. Có người, sau khi  tham dự cuộc họp, diễn đàn ấy trở về nhà tuyên truyền cho con em trong gia đình, khu dân cư triển khai thực hiện. Khi thôn, xóm có sự vụ gì gây mất ANTT  hoặc vận động nhân dân hiến đất xây dựng công trình phúc lợi đều có sự góp mặt của người uy tín. 

 

Đồng chí Hà Công Hợi, Trưởng phòng Dân tộc huyện cho biết: ngay khi có hướng dẫn của T.ư, tỉnh về thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, huyện cũng đã triển khai, thực hiện một cách nghiêm túc. Theo quy định, người có uy tín được xét công nhận mỗi năm 1 lần nên đến đầu năm 2013, phòng đã tổng hợp danh sách đề nghị UBND tỉnh 122 người có uy tín  trong đồng bào dân tộc thiểu số 2013. Trong dịp Tết Nguyên đán 2013 đã trao 118 xuất quà cho những người có uy tín của năm 2012, mỗi suất trị giá 300.000 đồng. Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay, huyện chưa tổ chức được việc thăm hỏi, hỗ trợ vật chất nào cho người có uy tín bị ốm đau hoặc gia đình người có uy tín gặp khó khăn. Việc tổ chức cho người có uy tín đi tham quan, học tập kinh nghiệm chưa được thường xuyên và  đều khắp. Việc cấp báo không thu tiền cho người có uy tín nói riêng và cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt đã được thực hiện theo đúng thời gian, quy trình nhưng do chưa được hướng dẫn cụ thể nên số người được tiếp cận thông tin từ các ấn phẩm báo, tạp chí này còn thấp. ở một số xã do điều kiện đi lại khó khăn nên việc đưa báo đến tay người có uy tín 1 lần/tuần. Trong khi Báo Hoà Bình phát hành 5 số/tuần, Báo Dân tộc và phát triển 2 số/tuần. 

 

Là một huyện miền núi có trên 80% cư dân là đồng bào thuộc dân tộc thiểu số nhưng thời gian qua, việc phát huy vai trò của người uy tín trong cộng đồng dân cư chưa thực sự hiệu quả đó cũng là do công tác chỉ đạo, triển khai, thực hiện chưa thực sự sâu sát. Điểm hạn chế này đã được Phòng Dân tộc, UBND huyện Mai Châu nhìn nhận rõ để tìm hướng khắc phục trong thời gian tới nhằm phát huy tốt vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số  trong phát triển KT-XH, giữ gìn AN-QP của địa phương.

 

 

                                                           Thuý Hằng

 

 

 

Các tin khác


Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh

Những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Qua đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục