Chị Quách Thị Như - hội viên phụ nữ xã Đông Bắc (Kim Bôi) mạnh dạn đầu tư thành lập Công ty chuyên sản xuất túi siêu thị xuất khẩu, giải quyết việc làm cho 70 lao động tại địa phương.

Chị Quách Thị Như - hội viên phụ nữ xã Đông Bắc (Kim Bôi) mạnh dạn đầu tư thành lập Công ty chuyên sản xuất túi siêu thị xuất khẩu, giải quyết việc làm cho 70 lao động tại địa phương.

(HBĐT) - Trong hội nghị biểu dương “Phụ nữ làm kinh tế giỏi” của Hội LHPN tỉnh vào những ngày cuối năm 2013, trên 30 hội viên phụ nữ tiêu biểu trong tỉnh với hoàn cảnh khác nhau nhưng họ có chung điểm tương đồng là những người phụ nữ cần cù, sáng tạo, chịu khó, ham học hỏi, có ý chí vươn lên. Họ đã thực sự góp phần tích cực vào phong trào XĐ-GN, phát triền KT-XH địa phương.

 

Đồng chí Hoàng Thị Duyên, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh khẳng định: Phong trào thi đua làm kinh tế giỏi, vươn lên làm giàu chính đáng đã được cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ trong toàn tỉnh hưởng ứng tích cực, sáng tạo. Với khả năng và nguồn lực tự có cùng sự hỗ trợ của các cấp Hội, nhiều chị em đã vươn lên khẳng định vị trí, vai trò của mình trong sản xuất, kinh doanh. Trong 3 năm (2011-2013), thực hiện phong trào, Hội LHPN tỉnh phối hợp với Sở NN&PTNT tổ chức hàng trăm lớp tập huấn chuyển giao KH-KT, khuyến nông cho trên 10.000 lượt cán bộ, hội viên phụ nữ; phối hợp với Sở KH&ĐT, LĐ-TB&XH tập huấn kiến thức phát triển kinh tế HTX, nâng cao nhận thức về nghề và dạy nghề cho phụ nữ; phối hợp với trường cao đẳng Thuỷ sản (Bộ NN&PTNT) mở 4 lớp cao đẳng nuôi thuỷ sản cho 250 học viên. Nhằm tạo nguồn vốn giúp cán bộ, hội viên phát triển sản xuất, Hội phụ nữ các cấp đã chủ động ký kết chương trình liên tịch với các ngân hàng, tạo điều kiện cho chị em được vay với nguồn vốn ưu đãi để đầu tư sản xuất (tính đến ngày 31/8/2013, tổng số vốn các cấp Hội quản lý trên 515 tỷ đồng cho 34.220 hộ vay với 1.460 tổ, nhóm vay vốn). Trong 3 năm đã vận động trên 50.000 lượt hội viên giúp hơn 1 vạn hội viên phụ nữ (trong đó, 100% phụ nữ nghèo làm chủ hộ) với nhiều hình thức như: giúp tiền mặt, ngày công, cây, con giống trị giá trên 10 tỷ đồng... Thông qua đó xuất hiện nhiều mô hình phụ nữ làm kinh tế giỏi tập trung vào các lĩnh vực: sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, chế biến nông sản; ngành nghề truyền thống và TTCN, kinh doanh, dịch vụ tổng hợp.

 

Tiêu biểu như: Mô hình kinh doanh dịch vụ, chăn nuôi, sản xuất của gia đình chị Trần Thị Lan, xã Thanh Nông (Lạc Thủy); trồng cam, mía của gia đình chị Hoàng Thị Lư, thị trấn Cao Phong (Cao Phong); trồng bí xanh của gia đình chị Bùi Thị Son, xã Đú Sáng (Kim Bôi)... đều là những mô hình gia đình phụ nữ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Các chị đã mạnh dạn thay đổi tập quán canh tác, thâm canh tăng vụ, tích cực áp dụng tiến bộ KH-KT, công nghệ mới vào sản xuất, năng suất cao, tăng hiệu quả sử dụng đất và lao động trong nông nghiệp. 

 

Trong lĩnh vực phát triển sản xuất ngành nghề truyền thống và TTCN, nhiều hội viên đã biết dựa vào tiềm năng sẵn có của địa phương kết hợp với nguồn lực của gia đình để sản xuất các mặt hàng, sản phẩm như: chổi chít, thủ công mỹ nghệ, dệt thổ cẩm, mây - tre đan xuất khẩu, thêu ren, sản xuất rượu cần... Những mô hình điển hình của phụ nữ thành công trong lĩnh vực này phải kể đến gia đình các chị: Dương Thị Bin, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn); Vì Thị Oanh, xã Chiềng Châu (Mai Châu) là những mô hình sản xuất dệt thổ cẩm truyền thống; sản xuất TTCN xuất khẩu của gia đình chị Bùi Thị Tăm, xã Đông Bắc (Kim Bôi)... Các mô hình này phát triển sản xuất thành công, tăng thu nhập cho gia đình, tạo việc làm cho hàng trăm lao động nữ tại địa phương với thu nhập từ 1,5 - 2 triệu đồng/ người/tháng. Đặc biệt, hiện nay, trong lĩnh vực SX-KD, dịch vụ tổng hợp, xuất hiện nhiều phụ nữ năng động, nhạy bén với thị trường kinh doanh, biết lựa chọn các mặt hàng, sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng như gia đình các chị: Phạm Thị Nhuận mở Công ty CP Thương mại Định Nhuận giải quyết việc làm, thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động; Nguyễn Thị Minh với cửa hàng kinh doanh đồ gỗ nội thất Minh Lâm (thành phố Hòa Bình); Đinh Thị Tám, xã An Bình (Lạc Thủy) sản xuất gạch bê tông, kinh doanh vật liệu xây dựng...

 

 

                                                                               Hồng Duyên

 

 

 

Các tin khác


Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục