Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh dự và chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hòa Bình.

Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh dự và chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hòa Bình.

(HBĐT) - Chiều 23/4, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến công tác giảm nghèo toàn quốc. Đồng chí Vũ Văn Ninh, Phó thủ tướng Chính phủ, Trưởng BCĐ Trung ương về giảm nghèo bền vững chủ trì hội nghị. Dự hội nghị và chủ trì điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh.

 

Hội nghị đã thông qua Báo cáo số 63 của Chính phủ về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo, giai đoạn 2005- 2012” (lần 2). Trong những năm qua, hệ thống chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội ngày càng được tăng cường, hoàn thiện và hiệu quả hơn. Người nghèo tiếp cận được đầy đủ các chính sách trợ giúp của Nhà nước. Một số chính sách đã đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả. Giai đoạn 2006- 2010, đã có 6,8 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi với mức vay bình quân 8,8 triệu đồng/lượt/hộ, đạt 103,3% kế hoạch. Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo được triển khai ở 218 xã thuộc 35 tỉnh với 27.566 hộ tham gia…Giai đoạn 2011-2012, ngân sách Nhà nước đã bố trí 22.303 tỷ đồng để hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người nghèo, người DTTS, trẻ em dưới 6 tuổi, hộ cận nghèo, HSSV. Hỗ trợ 12.475 tỷ đồng để thực hiện chính sách giảm nghèo trong lĩnh vực GD&ĐT. Ngân sách Trung ương bố trí 2.213 tỷ đồng để đào tạo nghèo cho LĐNT và hỗ trợ các huyện nghèo XKLĐ…Theo báo cáo kết quả thực hiện chính sách, chương trình giảm nghèo bền vững của Bộ LĐ-TB&XH, năm 2013, cả nước đã có 621 nghìn hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, doanh số cho vay trên 11.471 tỷ đồng, dư nợ đạt 41.649 tỷ đồng; 389 nghìn hộ nghèo được vay vốn với doanh số 7.199 tỷ đồng, dư nợ 7.109 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn của chương trình giảm nghèo năm 2013 là 5.031,27 tỷ đồng… Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp và huy động các nguồn lực, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm từ 22% (năm 2005) xuống còn 7,8% (năm 2013)…

 

Năm 2014, cả nước đề ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 7,8% xuống còn 5,8- 6%. Quốc hội, Chính phủ bố trí vốn cho Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững là 6.242 tỷ đồng, Chương trình 30a 3.036,2 tỷ đồng, Chương trình 135 là 3.129,8 tỷ đồng, Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo 32 tỷ đồng, Dự án nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá 20 tỷ đồng. Để thực hiện hiệu quả chính sách, chương trình giảm nghèo bền vững, Bộ LĐ-TB&XH đã đề ra 5 nhiệm vụ, 3 nhóm giải pháp trọng tâm và đề xuất hướng sửa đổi cơ chế, chính sách giảm nghèo thời gian tới. Trong đó chú trọng thực hiện nhiệm vụ, giải pháp: Tiếp tục chỉ đạo thực hiện hiệu quả chính sách, chương trình giảm nghèo giai đoạn 2011- 2015. Các địa phương cụ thể hóa mục tiêu chương trình giảm nghèo vào các chỉ tiêu và kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm và có kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện; nhân rộng các mô hình, điển hình làm tốt về giảm nghèo; chủ động lồng ghép Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững với các chương trình mục tiêu quốc gia khác, nhất là chương trình xây dựng NTM…

 

Đối với tỉnh ta, trong những năm qua, thực hiện chính sách, chương trình giảm nghèo bền vững, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần theo từng năm. Năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh là 26,09%, đến năm 2013 giảm còn 18,7%. Năm 2014, tỉnh phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2- 3%.

 

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Vũ Văn Ninh, Phó Thủ tướng Chính phủ khẳng định: Công tác XĐ-GD là một nội dung, chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Thời gian qua, các Bộ, ban, ngành, địa phương đã có sự phối hợp và đạt được kết quả cao trong lĩnh vực giảm nghèo. Hệ thống các cơ chế, chính sách ngày càng được điều chỉnh, tương đối đồng bộ, hoàn thiện, từng bước phát triển theo hướng giảm nghèo bền vững. Trong triển khai thực hiện, đã huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc, nhiều địa phương có vận dụng sáng tạo và đạt kết quả cao. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn một số tồn tại, hạn chế như: về chính sách còn nằm ở nhiều văn bản khác nhau, khó khăn cho khâu tổ chức thực hiện. Chưa khuyến khích tự lực vươn lên thoát nghèo. Mức hỗ trợ còn thấp, nguồn lực không tập trung. Kết quả giảm nghèo nhanh nhưng chưa bền vững, tỷ lệ tái nghèo còn cao… Trong thời gian tới, xác định công tác giảm nghèo là sự nghiệp lâu dài, đồng chí yêu cầu các cấp, ngành, địa phương cần thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững hơn. Định hướng giảm nghèo toàn diện trên tất cả các địa bàn, trong đó, tập trung chính sách và nguồn lực vào các vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao. Sửa đổi các chính sách giảm nghèo theo hướng phù hợp với tình hình thực tiễn. Cơ chế chính sách phải cân đối được nguồn lực. Thiết kế chính sách theo hướng đa chiều, ưu tiên hộ nghèo, DTTS. Các địa phương cần cụ thể hóa chính sách giảm nghèo, khắc phục những khó khăn, tồn tại, nhân rộng mô hình hay, hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức tự lực vươn lên thoát nghèo.

 

 

                                                                             Hương Lan

 

 

Các tin khác


Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thành ủy Hòa Bình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết xây dựng văn hóa con người Việt Nam

Sáng 25/4, Thành ủy Hòa Bình tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; 15 năm thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU, ngày 13/4/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khoá X về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Đức Hinh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên tại huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đoàn công tác đã thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi.

Huyện Lạc Thủy: Gắn lý luận với thực tiễn trong phát triển kinh tế - xã hội

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về "Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” trên địa bàn huyện Lạc Thủy, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã vận dụng có hiệu quả lý luận vào thực tiễn trên tất cả các lĩnh vực: xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng - an ninh.

Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục