Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận.

Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận.

(HBĐT) - Sáng 25/5, Quốc hội làm việc tại Hội trường nghe Chính phủ trình bày dự thảo Luật Thống kê (sửa đổi), báo cáo thẩm tra của Ủy ban kinh tế đối với dự thảo Luật Thống kê (sửa đổi) và thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật An toàn, vệ sinh lao động.

 

Các đại biểu đã thảo luận sôi nổi tại hội trường và tập trung chủ yếu vào các nội dung về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của dự thảo luật, mở rộng đối tượng đối với khu vực không có quan hệ lao động, chính sách đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng, chính sách bảo hiểm tai nạn lao động. Việc xây dựng quy chuẩn an toàn lao động…; Quyền và trách nhiệm của các tổ chức như công đoàn và người sử dụng lao động.

 

Buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở tổ về đánh giá bổ sung tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2014; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2015; Quyết toán ngân sách nhà nước năm 2013. Các đại biểu nhất trí cao với đánh giá trong báo cáo Chính phủ đã nêu. Tại buổi thảo luận, các đại biểu đã tập trung đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội năm 2014, kế hoạch năm 2015; đánh giá tình hình thu, chi ngân sách nhà nước năm 2014, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân; vấn đề về nợ công, kiểm soát nợ công và những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong quản lý, điều hành ngân sách nhà nước năm 2014. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng cho ý kiến vào nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thực hiện từ nay đến cuối năm và kế hoạch năm 2016.

 

Đóng góp vào kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, kế hoạch năm 2015, đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh cũng đồng tình với quan điểm của một số đại biểu. Tuy nhiên, theo đại biểu thì hiện nay tình trạng đói nghèo vẫn còn diễn ra hết sức phức tạp, việc giảm nghèo không bền vững do chính sách hỗ trợ còn thấp.

 

Vấn đề dạy nghề và giải quyết việc làm cũng còn gặp nhiều khó khăn do chính sách đào tạo và phân bổ nguồn lực chưa hợp lý dẫn đến dư thừa ảo lao động có trình độ, lao động qua đào tạo. Đại biểu cũng đề nghị việc hoạch định chính sách trong đào tạo nghề cần quan tâm và có hướng đi thích hợp hơn.

 

Tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp nhất là tội phạm ma túy xuyên biên giới, có tổ chức và có vũ trang. Đây là vấn đề nóng đề nghị Chính phủ cần quan tâm và có biện pháp ngăn chặn kịp thời nhằm ổn định trật tự xã hội.

 

Theo thống kê, tình hình tai nạn giao thông có giảm nhưng một số địa phương tăng nguyên nhân chủ yếu là do việc thiếu ý thức của người tham gia giao thông, tình trạng họp chợ ngay trên đường vẫn diễn ra thường xuyên và chưa được giải quyết dứt điểm.

 

Về vấn đề an sinh xã hội, đại biểu nhận định rằng tỉ lệ lao động qua đào tạo thấp, tăng trưởng kinh tế đối với ngành du lịch giảm, số người hưởng BHXH, BHYT giảm. Đây là vấn đề rất đáng lo ngại cần được Chính phủ quan tâm và có giải pháp kịp thời. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên đại biểu kiến nghị một số vấn đề cụ thể sau:

Một là: Chính phủ cần tiếp tục quan tâm đẩy nhanh tái cơ cấu nông nghiệp cho nông dân và nông thôn nhằm khắc phục tình trạng bấp bênh của nông dân nông nghiệp, nông thôn.

Hai là: Cần có chính sách nhằm thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp phát triển. Đây là lĩnh vực cần được quan tâm thích đáng, là vấn đề cốt lõi trong giải quyết các vấn đề xã hội khác như biến đổi khí hậu, thủy lợi, thủy điện. Hiện nay, rừng đang bị thu hẹp, tình trạng rừng có chủ nhưng vô chủ không có sự quản lý là phổ biến. Đề nghị Chính phủ cần ban hành chính sách toàn diện về tái cơ cấu ngành kinh tế lâm nghiệp trong đó cần quân tâm đến một số vấn đề cụ thể sau: Tiếp tục xử lý vấn đề về đất rừng, đất lâm nghiệp. Thực tế qua công tác giám sát đã cho thấy những bất cập trong công tác quản lý đất đai và hiệu quả sử dụng của các lâm trường, công ty lâm nghiệp hiện nay là rất thấp. Chính sách về đất lâm nghiệp cần được rà soát lại để làm rõ hơn trong tranh chấp đất đai giữa các lâm trường với các hộ dân. Bên cạnh đó, Chính phủ  phải thực hiện chính sách giao rừng có chủ và có chính sách ưu đãi đối tín dụng với ngành kinh tế lâm nghiệp, kinh tế rừng.

Ba là: Chính phủ cần đánh giá và mở rộng chính sách hỗ trợ gạo cho người dân trồng rừng. Đề nghị rà soát và tiếp tục thực hiện chính sách này. Đây là nguồn để kích thích và ổn định cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp.

Bốn là: Có ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư chế biến các sản phẩm từ rừng (gỗ và lâm sản ngoài gỗ) như chính sách tín dụng, phát triển khoa học công nghệ và tạo điều kiện cho tiêu thụ và chế biến sâu ở sản phẩm gỗ, lâm sản ngoài gỗ nhằm thúc đẩy nghề rừng phát triển một cách bền vững.

 

Qua nghe báo cáo của Chính phủ, Ngân hàng và Bộ Tài chính cho thấy kinh tế vĩ mô đã khá ổn định, các chỉ số cơ bản có tín hiệu tốt, nợ xấu đã cơ bản có hướng khắc phục, ngành ngân hàng cơ bản đảm bảo điều kiện để thực hiện chính sách tiền tệ, hỗ trợ cơ bản cho phát triển kinh tế. Do đó, đại biểu đề nghị ngành ngân hàng cần nghiên cứu để tiếp tục hạ lãi suất cho vay nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và tạo sức cạnh tranh cho nền kinh tế chúng ta, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và thế giới.

 

Liên quan đến chỉ tiêu về giáo dục đại biểu Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội băn khoăn về tỉ lệ lao động qua đào tạo như đã nêu trong báo cáo là không đạt chỉ tiêu, tỉ lệ lao động qua đào tạo thấp nhưng tỉ lệ lao động được đào tạo ở trình độ cao lại thất nghiệp, đây là một nghịch lý mà Chính phủ cần quan tâm, xét xét có chính sách đào tạo và giải quyết việc làm phù hợp. Qua đó, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cần có sự phối hợp để định hướng đào tạo, điều chỉnh vĩ mô về giáo dục đào tạo và thị trường lao động cho hợp lý hơn. Đồng thời Chính phủ cần có định hướng đào tạo gắn liền với thế mạnh phát triển kinh tế của vùng miền.

 

Đối với chỉ tiêu về du lịch: Đại biểu cho rằng du lịch chúng ta hiện nay phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, đề nghị Chính phủ cần đánh giá, phân tích sâu sắc và làm rõ nguyên nhân giảm chỉ tiêu này.

 

Công tác tuyển dụng lao động hiện nay còn chưa phù hợp, đại biều đề nghị cần cải cách việc ra đề thi, đưa ra tiêu chí riêng cho từng ngành nghề để phù hợp với vị trí ngành nghề cần tuyển dụng.

 

 

                                                          Bùi Thị Hiển

                              Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh (TH)

 

 

 

Các tin khác


Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thành ủy Hòa Bình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết xây dựng văn hóa con người Việt Nam

Sáng 25/4, Thành ủy Hòa Bình tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; 15 năm thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU, ngày 13/4/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khoá X về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Đức Hinh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên tại huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đoàn công tác đã thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi.

Huyện Lạc Thủy: Gắn lý luận với thực tiễn trong phát triển kinh tế - xã hội

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về "Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” trên địa bàn huyện Lạc Thủy, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã vận dụng có hiệu quả lý luận vào thực tiễn trên tất cả các lĩnh vực: xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng - an ninh.

Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục