Đội ngũ cán bộ Tòa án Nhân dân tỉnh không ngừng nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu công cuộc cải cách tư pháp. Ảnh: P.V

Đội ngũ cán bộ Tòa án Nhân dân tỉnh không ngừng nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu công cuộc cải cách tư pháp. Ảnh: P.V

(HBĐT) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống Tòa án Nhân dân (13/9/1945 - 13/9/2015) và tuyên dương điển hình tiên tiến thuộc Toà án Nhân dân hai cấp của tỉnh, phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Hà Quang Dĩnh, Tỉnh ủy viên, Chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh về quá trình xây dựng và phát triển của đơn vị.

 

PV: Xin đồng chí cho biết sơ lược về truyền thống 70 năm xây dựng và trưởng thành của hệ thống Tòa án Nhân dân?

 

Đồng chí Hà Quang Dĩnh: Ngày 13/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 33-c thiết lập các toà án quân sự, ngày 24/1/1946 ban hành Sắc lệnh số 13 về tổ chức các Tòa án Nhân dân và ngạch thẩm phán. Qua 70 năm xây dựng và phát triển với những thay đổi về tổ chức, thẩm quyền, trong bộ máy các cơ quan Nhà nước, Tòa án luôn được khẳng định là cơ quan xét xử của Nhà nước, nhân danh Nhà nước tiến hành các hoạt động xét xử nhằm mục tiêu bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, bảo vệ chế độ XHCN, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Cùng với sự ra đời và phát triển của hệ thống Toà án Nhân dân, Toà án Nhân dân hai cấp tỉnh Hòa Bình cũng trải qua một chặng đường lịch sử mang nhiều dấu ấn đặc thù và cũng vô cùng vẻ vang. Ngày đầu thành lập, TAND tỉnh được mang tên là Tòa đệ nhị cấp Hòa Bình cùng với 4 Tòa sơ cấp ở 4 huyện Mai Đà, Lương Sơn, Kỳ Sơn và Lạc Sơn. Đến những năm 60 của thế kỷ XX, bộ máy tổ chức cũng như trụ sở làm việc bước đầu ổn định; các đơn vị của Tòa án Nhân dân tỉnh dần được kiện toàn về mặt tổ chức, các bộ phận chức năng dần được hình thành. Ngày 12/8/1991, Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ 9 đã ra Nghị quyết chia tách 5 tỉnh, trong đó có tỉnh Hà Sơn Bình thành hai tỉnh Hòa Bình và Hà Tây, thực hiện Nghị quyết Quốc hội ngày 16/8/1991, Bộ Tư pháp đã có quyết định số 163/QLTA quyết định thành lập Tòa án Nhân dân tỉnh Hòa Bình. Với chất lượng trình độ của cán bộ, công chức ngành không ngừng được củng cố, đặc biệt từ năm 2002 (năm Tòa án Nhân dân tối cao được trao quyền quản lý TAND địa phương) đến nay đã có sự tiến bộ vượt bậc trong nghiệp vụ xét xử ở TAND tỉnh đến huyện. Tính đến tháng 8/2015, Tòa án Nhân dân hai cấp tỉnh có 178 cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại TAND tỉnh với 7 toà phòng và 11 Toà án Nhân dân cấp huyện. Về trình độ của cán bộ cũng có những bước phát triển vượt bậc, hiện nay có 5% cán bộ, công chức có trình độ thạc sỹ, 91% có trình độ đại học; trung cấp và sơ cấp 4%; trình độ cao cấp lý luận chính trị 26 đồng chí; trung cấp lý luận chính trị 28 đồng chí, sơ cấp có 124 đồng chí. Đến nay, cán bộ TAND hai cấp tỉnh vẫn tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đề ra trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.

 

PV: Phát huy truyền thống vẻ vang của Toà án Nhân dân, xin đồng chí khái quát kết quả của Tòa án Nhân dân hai cấp của tỉnh, đạt được trong giai đoạn 2010- 2015?

 

Đồng chí Hà Quang Dĩnh: 70 năm một chặng đường, dưới sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư”, cán bộ, công chức Tòa án Nhân dân hai cấp tỉnh đã nỗ lực phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng trong đấu tranh phòng - chống tội phạm và đảm bảo ANCT -TTATXH, bảo vệ chế độ, bảo về Đảng, bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân tại địa phương. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao và tạo điều kiện của Toà án Nhân dân Tối cao, của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp giúp đỡ của cấp uỷ huyện và các đơn vị hữu quan trong những năm qua, đơn vị đã đạt được một số kết quả xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Về công tác xét xử, trong 5 năm (2010- 2014), TAND hai cấp tỉnh đã thụ lý tổng số 8.383 vụ án các loại. Đã giải quyết 8.383 vụ, đạt tỷ lệ 100%. Trong đó, công tác giải quyết án hình sự đã thụ lý và giải quyết 2.489/2.489 vụ án với 3.660 bị cáo. Đơn vị đã tăng cường các biện pháp nghiệp vụ trong công tác xét xử, tập trung giải quyết dứt điểm các vụ án với chất lượng chuyên môn cao; quá trình xét xử bảo đảm tính nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; không có tình trạng xét xử oan, bỏ lọt tội phạm. Trong 5 năm, TAND hai cấp tỉnh đã xét xử 1.387/1.387 vụ án dân sự; 4.301/4.301 vụ án hôn nhân - gia đình; 206/206 vụ án kinh doanh thương mại, hành chính, lao động ...Công tác xét xử lưu động luôn được quan tâm với phương châm xét xử đi đôi với công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Từ 2010- 2014, đơn vị đã tổ chức xét xử lưu động 1.429 vụ tại các địa bàn nơi xảy ra vụ án. Hàng năm, công tác xét xử lưu động luôn được UBND tỉnh đánh giá cao. Chất lượng xét xử được nâng cao. Từ năm 2010 đến nay, TAND hai cấp tỉnh có tỷ lệ án bị sửa 2,19%; tỷ lệ án huỷ 0,81% (tỷ lệ này thấp hơn so với quy định của Toà án Nhân dân Tối cao). Công tác thi hành án hình sự luôn đảm bảo tính chính xác, kịp thời, đúng pháp luật và có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an, Viện kiểm sát thể hiện được tính nghiêm minh của pháp luật cũng như tác dụng cải tạo người phạm tội trở thành công dân tốt. Trong 5 năm đã ra quyết định thi hành án hình sự đối với 3.083/3.083 bị án đạt 100%. Công tác giám đốc kiểm tra và giải quyết đơn, thư khiếu nại được quan tâm. Giám đốc 7.776 bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật, ban hành nhiều công văn nhận xét án đối với Toà án cấp huyện. Giúp ủy ban thẩm phán xét xử 18 vụ án giám đốc thẩm; các công tác khác như công tác hội thẩm nhân dân, công tác tổ chức cán bộ, công tác văn phòng, tài chính đều được duy trì, thực hiện tốt.

 

PV: Để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới, TAND hai cấp tỉnh đã triển khai các nhiệm vụ nào để nâng cao hiệu quả hoạt động theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020?

 

Đồng chí Hà Quang Dĩnh: Trước yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp, trong năm 2015 và những năm tiếp theo, TAND hai cấp tỉnh xác định phương hướng là Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các mặt công tác, trọng tâm là công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án, công tác thi hành án hình sự và tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ tòa án trong sạch - vững mạnh. Trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ sau: Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của Đảng, Quốc hội về công tác tư pháp và cải cách tư pháp gắn thực hiện các nhiệm vụ công tác của hệ thống toà án với việc thực hiện các yêu cầu của cải cách tư pháp. Tập trung làm tốt công tác giải quyết các loại án theo hướng đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo chất lượng giải quyết; tiếp tục xác định việc đổi mới thủ tục tranh tụng là khâu đột phá, tăng cường công tác hòa giải trong việc giải quyết các vụ việc dân sự và đối thoại trong công tác giải quyết các vụ án hành chính. Tăng cường việc xét xử lưu động. Làm tốt công tác thi hành án hình sự của TAND; đảm bảo việc hoãn, tạm đình chỉ thi hành án, giảm thời gian chấp hành án phạt tù phải đúng pháp luật. Xây dựng cơ chế và thực hiện tốt các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo. Triển khai thực hiện công tác tổ chức bộ máy theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi). Làm tốt công tác thi đua khen thưởng, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh kết hợp thực hiện CVĐ “Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ thẩm phán, cán bộ, công chức ngành TAND” gắn với phong trào thi đua “Phụng công, thủ pháp, chí công vô tư”...

 

Với niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của TAND trong 70 năm qua, toàn bộ CB -CNV của TAND hai cấp tỉnh luôn nỗ lực phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.

 

PV: Xin cảm ơn đồng chí.

 

H.L (thực hiện)

Các tin khác


Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thành ủy Hòa Bình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết xây dựng văn hóa con người Việt Nam

Sáng 25/4, Thành ủy Hòa Bình tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; 15 năm thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU, ngày 13/4/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khoá X về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Đức Hinh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên tại huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đoàn công tác đã thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi.

Huyện Lạc Thủy: Gắn lý luận với thực tiễn trong phát triển kinh tế - xã hội

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về "Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” trên địa bàn huyện Lạc Thủy, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã vận dụng có hiệu quả lý luận vào thực tiễn trên tất cả các lĩnh vực: xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng - an ninh.

Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục