Ngày 18/9/2015, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Quang đã ký ban hành Công điện khẩn số 05/CĐ-UBND về thực hiện các biện pháp phòng - chống lũ quét, sạt lở đất. Nội dung chính như sau:

 

          Trong 02 ngày từ ngày 17 đến 18/9/2015, mưa lớn kéo dài với tổng lượng mưa từ 200mm đến trên 300mm đã gây ngập úng và xảy ra lũ lớn trên sông Bùi tại huyện Lương Sơn; Sông Lạng, huyện Yên Thủy; Sông Bôi, huyện Lạc Thủy và nhiều nơi xảy ra sạt lở đất làm đổ nhà trên một số tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh lộ, đường liên xóm, liên xã thuộc địa bàn tỉnh gây ảnh hưởng đến giao thông và sinh hoạt của nhân dân địa phương. Bước đầu xác định đã có 3 người chết do lũ cuốn trôi và hàng trăm ha diện tích lúa và hoa mầu bị hư hại.

          Thực hiện Công điện số 28/CĐ-TTg ngày 18/9/2015 của Văn phòng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:

1. Theo dõi chặt chẽ diến biến mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất; thông tin cảnh báo kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền và người dân, đặc biệt là các khu vực ven sông, suối, hạ lưu các hồ đập, vùng trũng thấp, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét biết thông tin về thời tiết, mưa lũ để chủ động các biên pháp phòng ngừa, ứng phó, sãn sàng các phương án di dời dân khỏi vùng có nguy cơ cao đến nơi an toàn.

          2. Bố trí biển báo, lực lượng để hướng dẫn, kiểm soát giao thông tại các khu vực ngầm, đường bị ngập, đò ngang, đò dọc đến khi lũ rút để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.

          3. Duy trì lực lượng phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.

          4. Huy động lực lượng khẩn trương khắc phục hậu quả tại nơi lũ đã rút; đông viên nhân dân vệ sinh nhà cửa, đồng ruộng để tiếp tục sản xuất và ổn định cuộc sống.

5. Tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ, chỉ đạo kịp thời các biện pháp phòng, chống lũ, nắm vững thông tin, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

Yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố khẩn tr­ương triển khai thực hiện./.

 

 

 

 

Các tin khác


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục