Nhân dân xóm Lầm, xã Phong Phú (Tân Lạc) đóng góp ngày công cứng hóa đường giao thông liên xóm. Ảnh C.L

Nhân dân xóm Lầm, xã Phong Phú (Tân Lạc) đóng góp ngày công cứng hóa đường giao thông liên xóm. Ảnh C.L

(HBĐT) - Được triển khai thực hiện từ năm 2012 với sự hỗ trợ của tổ chức OXFAM (Bỉ), mô hình đồng thuận trong quản lý và sử dụng đất gắn với xây dựng NTM thuộc chuỗi các chương trình, mô hình phong trào thi đua “Dân vận khéo” của Hội Nông dân tỉnh. Sau 3 năm triển khai thí điểm ở hai huyện Tân Lạc và Lạc Thủy, mô hình đã đạt được 4 công trình đồng thuận, góp phần hoàn thành tiêu chí xây dựng NTM của cơ sở.

 

Mô hình được đề ra nhằm mục đích đóng góp xây dựng thể chế văn hóa có sự tham gia thỏa thuận, đồng thuận “đồng ý hay không đồng ý” trong các dự án giao dịch về đất đai giữa chính quyền, người dân và nhà đầu tư. Thực chất của mô hình là thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, thông qua đó người dân và chính quyền thiết lập được mối quan hệ hiểu biết, chia sẻ, đóng góp ý kiến một cách dân chủ. Để làm tốt mô hình đồng thuận, chính quyền cần vận động, tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu, gần dân, sát dân, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của người dân, công khai với người dân ngay từ đầu. Người dân được tham gia ý kiến trước khi có quyết định quy hoạch, hiểu được những lợi ích lâu dài khi giao mảnh đất của gia đình cho cộng đồng. Qua đó không còn hoài nghi, bất đồng quan điểm giữa chính quyền và người dân.  

 

Mô hình được thực hiện theo 4 nguyên tắc và 7 bước tiến hành. Cụ thể, 4 nguyên tắc là: không vi phạm quy định trong Luật Đất đai, không vi phạm quy trình hiện tại, bổ sung các bước, thành phần tham gia nhằm thúc đẩy nhiều nhất sự tham gia của các bên liên quan và người dân, thực hiện đúng quy chế dân chủ cơ sở. 7 bước tiến hành gồm: họp/hội nghị lần 1, họp thôn (nơi có sử dụng đất để phục vụ các công trình phúc lợi), cam kết đổi đất, họp/hội nghị mở rộng lần hai, hội nghị toàn thôn, tổ chức thực hiện, giám sát và nghiệm thu công trình. Mặc dù, với 4 nguyên tắc và 7 bước tiến hành đã rõ ràng và cụ thể, nhưng khi cán bộ thực hiện vào thực tiễn với người dân mới biết khó khăn đến nhường nào.

 

Theo đồng chí Hồ Kim Hằng, Phó Chủ tịch HND tỉnh: Phải một thời gian dài, nhờ sự phối hợp giữa chính quyền và cán bộ HND kiên trì tuyên truyền, giải thích về mục đích của mô hình cũng như lợi ích khi thực hiện, dần dần người dân đã ủng hộ. Việc tiếp theo là tập trung thực hiện mô hình cho tốt để người dân thấy rõ hiệu quả và sự tin tưởng của người dân đối với chính quyền, cán bộ, khi họ đã đồng ý góp đất xây dựng các công trình đồng thuận. Có thực hiện mới thấy công tác dân vận về vấn đề đồng thuận trong đất đai không hề dễ, nhất là đối với người nông dân khi tư tưởng bám đất, bám làng, sản xuất nhỏ lẻ vẫn còn duy trì, sự xuất hiện của mô hình đồng thuận liên quan tới đất đai là vấn đề nhạy cảm với người dân. Vì vậy, để người dân hiểu được bản chất của mô hình, cấp ủy, chính quyền đã cố gắng tuyên truyền, vận động thực thi dân chủ khi dân biết, dân bàn, dân kiểm tra được thực hiện tốt.

 

Đồng chí Bùi Văn Thuận, Ban giám sát mô hình xã Thanh Hối (Tân Lạc) - xã thực hiện thành công mô hình đồng thuận trong quản lý và sử dụng đất 5% cho biết: “Thanh Hối thực hiện mô hình với diện tích 12,4 ha ở 8/19 xóm, thời gian đầu rất khó khăn đối với cán bộ xã. Người dân mới đầu còn chưa mặn mà với mô hình, chúng tôi phải thường xuyên tuyên truyền, tổ chức họp nhiều lần, giải thích cho người dân cặn kẽ từng vấn đề như đất 5%, đất nông nghiệp là thế nào. Khi người dân hiểu rõ, họ sẵn sàng tham gia. Sau khi thực hiện mô hình đồng thuận, khiếu nại về đất đai đã không còn xảy ra, người dân và chính quyền có sự gắn kết chặt chẽ hơn”.

 

Với những cố gắng đó, sau 3 năm đã có 4 mô hình đồng thuận được thực hiện thành công, chính quyền và người dân đánh gia cao là: Mô hình “Xây dựng Trung tâm học tập cộng đồng xã Đồng Tâm” (Lạc Thủy) tại 2 thôn Đồng Nội, Đồng Riệc. Đây là một trong những công trình được triển khai thuận lợi nhất đã đem lại nhiều lợi ích cho UBND xã và người dân góp phần đưa Đồng Tâm về đích NTM đúng lộ trình năm 2015. Mô hình “Xây dựng nghĩa trang xã Khoan Dụ” (Lạc Thủy) tại hai thôn Liên Sơn, Liên Hồng 1. Mô hình “Đồng thuận trong quản lý và sử dụng đất 5% xã Thanh Hối” (Tân Lạc). Mô hình “Xây dựng đường giao thông nội đồng xã Quy Hậu” (Tân Lạc) được thực hiện tại thôn Cộng 1, Cộng 2, Khang 1. Trong thực tế, con đường không có cống thoát nước, nếu không thực hiện mô hình đồng thuận, việc thoát nước rất khó khăn, đến nay đã vận động được người dân đóng góp kinh phí xây dựng 2 cống, chiều dài lên đến 500 m, rộng 4,2 m.

Với kết quả 4 mô hình nêu trên, đến nay toàn tỉnh đã có 18 thôn của 8 xã đăng ký áp dụng mô hình ở các lĩnh vực khác nhau như: đồng thuận KDC thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường nông thôn, xây dựng nhà văn hóa, phổ biến, giáo dục pháp luật.

 

                                                          Nguyễn Tuyết (CTV)

 

 

Các tin khác


Tỉnh Hòa Bình tham gia Tọa đàm Kết nối địa phương, doanh nghiệp Việt Nam - Canada

Vừa qua, đoàn công tác tỉnh Hòa Bình cùng đoàn công tác Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao và các tỉnh bạn tham gia Chương trình Quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada đã đến thăm và có buổi làm việc với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Vancouver, Canada. Tiếp đón các đoàn công tác có đồng chí Phan Kiều Thu, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Vancouver, Canada.

Thanh niên huyện Cao Phong khơi dậy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo

Với tinh thần nhiệt huyết, không ngại khó, thời gian qua, nhiều đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện Cao Phong đã năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Từ đó xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả do đoàn viên, thanh niên làm chủ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Đồng ý về việc khởi tố đối với ông Dương Văn Thái

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái, đại biểu Quốc hội khóa XV.

Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh

Những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Qua đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục