(HBĐT) - Ban Thường vụ Tỉnh uỷ vừa ban hành Quyết định số 232 - QĐ/TU quy định về việc tiếp xúc, đối thoại với nhân dân.

 

Theo đó, nội dung tiếp xúc, đối thoại với nhân dân bao gồm các lĩnh vực phát triển KT - XH, QP-AN, trật tự an toàn xã hội; công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội; những vấn đề đang được dư luận xã hội, đông đảo nhân dân quan tâm. Thu thập ý kiến đóng góp, tham vấn của nhân dân về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đã ban hành và các chủ trương, quy định của cấp ủy, chính quyền địa phương đã và sẽ được ban hành, có nội dung liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Nghe ý kiến nhân dân phản ánh về phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng; quản lý, điều hành của các cấp chính quyền; hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội; đạo đức, lối sống, thái độ, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên...    

Hình thức tiếp xúc, đối thoại gồm: Tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp trên với người đứng đầu, cán bộ cấp dưới; giữa người đứng đầu cơ quan, đơn vị với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị. Tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân. Tiếp xúc, đối thoại theo chuyên đề.  

Phương pháp tiếp xúc, đối thoại căn cứ tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trong nhân dân, liên quan đến những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm cấp mình, ngành mình mà người đứng đầu cấp ủy, chính quyền quyết định tiếp xúc, đối thoại với nhân dân. Quá trình tổ chức tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân được thực hiện ở 3 cấp (xã,  huyện và tỉnh); khi cần thiết cơ quan, đơn vị tổ chức đối thoại mời đại diện lãnh đạo các ngành, cơ quan chuyên môn cấp trên có liên quan trực tiếp đến nội dung, chủ đề đối thoại đến dự và trả lời các kiến nghị, đề xuất của nhân dân. Trường hợp một số nội dung đối thoại vượt quá thẩm quyền và khả năng giải quyết của cấp tổ chức tiếp xúc, đối thoại thì phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp, kèm theo đầy đủ tài liệu hội nghị.  

Xử lý công việc sau tiếp xúc, đối thoại: Chậm nhất 5 ngày sau hội nghị tiếp xúc, đối thoại, địa phương, cơ quan, đơn vị chủ trì phải tiến hành tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm và phân công các bộ phận giải quyết những công việc sau: Trả lời bằng văn bản cho người nêu kiến nghị chậm nhất 15 ngày làm việc. Trình cơ quan cấp trên giải quyết những vấn đề vượt quá thẩm quyền đã được nêu tại hội nghị tiếp xúc, đối thoại. Đề xuất, kiến nghị với các cơ quan cấp trên để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách cho phù hợp với thực tiễn địa phương, cơ quan, đơn vị. Chuyển cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết các kiến nghị theo chức năng, nhiệm vụ, đồng thời thông báo cho người kiến nghị biết. Tổ chức thực hiện những kiến nghị chính đáng, hợp pháp của nhân dân và báo cáo kết quả hội nghị tiếp xúc, đối thoại với cơ quan cấp trên trực tiếp bằng văn bản. Hoàn thiện hồ sơ hội nghị tiếp xúc, đối thoại để bảo quản theo quy định lưu trữ văn bản quy phạm pháp luật.  

BTV Tỉnh uỷ yêu cầu, người đứng đầu cấp ủy các cấp xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện tốt Quy định về tiếp xúc, đối thoại với nhân dân. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn liên quan đến nội dung tiếp xúc, đối thoại chuẩn bị các nội dung để tổ chức đối thoại. Thông qua tiếp xúc, đối thoại, tổng hợp báo cáo và đề xuất, kiến nghị bằng văn bản gửi các ngành chức năng liên quan và cấp trên giải quyết theo thẩm quyền. Chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc giải quyết những vấn đề sau đối thoại...  

                                                                   

 

                                                                       P.V (TH)

 

 

Các tin khác


Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục