(HBĐT) - Mặc dù đang trong giai đoạn tiếp tục thi công, hoàn thiện, nhưng con đường từ xóm Diềm đi xóm Chiêng (xã Tân Thành) đã trở thành "mạch máu" kết nối, phá vỡ thế cô lập của xóm với bên ngoài. Mở ra điều kiện phát triển mới của địa phương...


Tuyến đường Pà Cò - Pà Háng Lớn, xã Pà Cò được huyện Mai Châu tu sửa, nâng cấp, góp phần thúc đẩy phát triển KT- XH địa phương. 

Theo đồng chí Bùi Văn Kiệm, Chủ tịch UBND xã Tân Thành, việc UBND huyện đầu tư mở mới tuyến đường từ xóm Diềm đi xóm Chiêng không chỉ phá vỡ thế cô lập của xóm với bên ngoài, mà còn là điều kiện để xã có những hoạch định phát triển KT-XH, nâng cao đời sống người dân ở địa bàn đặc biệt khó khăn này.

Còn theo đồng chí Sùng A Tếnh, cán bộ phụ trách mảng giao thông, Phòng Kinh tế - hạ tầng huyện Mai Châu thì sau khi được đầu tư mở mới tuyến đường từ xóm Diềm đi xóm Chiêng đã đưa xóm Chiêng là một trong những xóm cuối cùng của xã Tân Thành và của huyện Mai Châu có đường ô tô từ trung tâm xã đến xóm. Điều này sẽ mở ra không gian, kế hoạch phát triển mới cho địa phương.

Thực hiện quan điểm "giao thông đi trước”, thời gian qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng huyện Mai Châu luôn quan tâm, dành nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống giao thông. Trong đó, huyện đã thực hiện có hiệu quả Đề án "Cứng hóa đường giao thông nông thôn giai đoạn 2021 - 2025”. Đồng chí Phạm Gia Định, Phó Trưởng phòng Kinh tế - hạ tầng huyện Mai Châu cho biết: Hiện nay, huyện có gần 603 km đường bộ (không tính quốc lộ, tỉnh lộ). Trong đó có 50,77 km đường nhựa, 380,31 km đường bê tông xi măng, 11,03 km đường cấp phối, 160,84 km đường đất. Trong năm 2022 và quý I/2023, huyện mở mới 6,548 km đường bộ; số đường bộ được bê tông hóa, nhựa hóa dự kiến 32,136 km. Với sự cố gắng, nỗ lực của địa phương, từ chỗ toàn huyện có 4 tuyến đường không êm thuận, không đảm bảo an toàn giao thông đi lại đến nay giảm xuống còn 1 tuyến. Đó là tuyến đường từ xóm Diềm đi xóm Chiêng (xã Tân Thành). Tuy nhiên, tuyến đường này đang được các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công. Sau khi hoàn thành, trên địa bàn huyện sẽ không còn tuyến đường không êm thuận, người dân đi lại thuận tiện, an toàn 4 mùa.

Ngoài ra, huyện Mai Châu hiện có 45 cầu với tổng chiều dài 1.333,3 m và 6 ngầm trên các tuyến đường. Trong đó, theo phân cấp, UBND huyện quản lý 5 cầu, UBND xã quản lý 40 cầu. Trong năm 2022, trên địa bàn huyện có 2 cầu xây dựng mới và 2 cầu được sửa chữa. Đồng chí Phạm Gia Định cho biết thêm: Trên thực tế, các công trình cầu, đường bộ trên địa bàn huyện cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân và các loại phương tiện giao thông. Tuy nhiên, vẫn còn một số cầu yếu và một số tuyến đường chưa được duy tu sửa chữa hoặc được đầu tư nhưng đã xuống cấp, như mặt đường nhựa bị lún nứt, rạn chân chim, bong tróc; mặt đường bê tông xi măng bị gãy, vỡ... Ngoài ra, một số công trình được đầu tư lâu năm, tải trọng thiết kế nhỏ, không phù hợp với tải trọng và lưu lượng xe hiện tại. Một số vị trí cầu, đường bộ vẫn còn tình trạng xe quá tải đi qua chưa kiểm soát được... 

Mặc dù vậy, với sự cố gắng, nỗ lực, ngoài việc dồn lực cho giao thông, huyện Mai Châu đã thực hiện có hiệu quả phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Các địa phương đã huy động hiệu quả nguồn lực từ nhân dân tham gia làm đường giao thông nông thôn. Nhờ đó, nhiều xã dù điều kiện kinh tế khó khăn, nguồn lực dành cho đầu tư phát triển hạn chế nhưng vẫn đạt và đáp ứng các tiêu chí giao thông trong xây dựng NTM và NTM nâng cao.

Theo thống kê, tính đến tháng 3/2023, toàn huyện có 9/15 xã đạt tiêu chí về giao thông trong xây dựng NTM, trong đó có những xã điều kiện KT-XH khó khăn như: Xăm Khòe, Bao La, Hang Kia, Pà Cò. Huyện cũng có 2 xã đạt tiêu chí về giao thông trong xây dựng NTM nâng cao. Cùng với nguồn lực đầu tư cho giao thông từ ngân sách nhà nước, trong năm 2022 và những tháng đầu năm 2023, huyện Mai Châu đã huy động trên 69.160 ngày công của nhân dân để duy tu, sửa chữa, cải tạo và nâng cấp các hệ thống đường giao thông. Trong đó, nhiều tuyến đường được bố trí tu sửa thường xuyên là tuyến xóm Lầu - Nà Hì (Mai Hạ), Noong Luông - Hiềng (Thành Sơn), Pà Cò - Pà Háng Lớn (Pà Cò), Hang Kia - Thung Mặn (Hang Kia), Cun Pheo - Táu Nà (Cun Pheo)... Nhờ vậy đã góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. 

Mạnh Hùng


Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục