Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.


Khu công nghiệp Lương Sơn thu hút nhiều doanh nghiệp đến đầu tư, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương. Ảnh tại Công ty TNHH CAP Global.

Ngược dòng lịch sử cho thấy, trong những năm tháng kháng chiến, cán bộ, nhân dân các dân tộc huyện Lương Sơn không quản ngại hy sinh, vất vả, ngày đêm tập trung lực lượng vừa sản xuất, vừa phục vụ chiến đấu. Đảng bộ huyện ra Nghị quyết số 04, xác định: "Ra sức xây  dựng XHCN, phát triển kinh tế gắn với nhiệm vụ củng cố QP-AN, chuẩn bị cho cuộc chiến tranh nhân dân, chi viện sức người, sức của cho miền Nam trong bất kỳ điều kiện nào...”. Theo thống kê, trong kháng chiến chống Mỹ, toàn huyện có 7.452 thanh niên vào bộ đội. Nhiều người chiến đấu ở các chiến trường của Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào, Campuchia. Toàn huyện có 4.873 người có công với cách mạng, trong đó có 21 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 521 liệt sỹ (1 anh hùng lực lượng vũ trang); 151 thân nhân là bố, mẹ, vợ liệt sỹ; 370 người thờ cúng liệt sỹ; 193 thương binh, 105 bệnh binh, 1 người có công với nước; 265 người hoạt động kháng chiến và có con đẻ bị nhiễm chất độc hoá học; 9 người hoạt động cách mạng trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945; 3.715 người hoạt động kháng chiến được thưởng huân, huy chương.

 Điển hình trong chiến công của dân và quân huyện Lương Sơn là vào đêm 21/12/1972, phát hiện máy bay F111 của Mỹ bị trúng đạn ở Hà Nội bay ra và rơi tại đồi Bù (xã Hợp Hòa cũ - nay là xã Cao Sơn), Huyện đội kịp thời chỉ đạo bộ đội và dân quân các xã khép chặt vòng vây, truy lùng, bắt sống giặc lái. Ngày 29/12/1972, địch huy động hàng trăm lượt máy bay chiến thuật ném bom đánh phá ác liệt xung quanh, một tốp trực thăng đổ bộ xuống đồi Bù giải cứu phi công... Các lực lượng của ta lập tức giăng lưới lửa phòng không dày đặc, đánh hất tốp phản lực ra xa, bắn rơi tại chỗ 1 trực thăng địch, bắt sống 2 tên giặc lái.

Với những thành tích và đóng góp to lớn trong hai cuộc kháng chiến gian khổ, ác liệt cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng bộ, nhân dân huyện Lương Sơn đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: 3 Huân chương Lao động hạng Ba, 3 Huân chương Quân công hạng Ba, 4 Huân chương Chiến công hạng Ba, 2 Huân chương Kháng chiến (hạng Nhất và hạng Hai)... Ngày 22/8/1998, huyện Lương Sơn vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng đơn vị anh hùng LLVT nhân dân.

Khơi dậy và thắp sáng truyền thống anh hùng trong xây dựng quê hương, sau nhiều nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân chung tay gây dựng, giờ đây, dáng dấp của thị xã Lương Sơn dần hiện hữu. Khu công sở hành chính, trường học, bệnh viện khang trang. Những con đường về đến các xã, xóm rộng mở. Trong những năm qua, khai thác lợi thế là huyện cửa ngõ của tỉnh tiếp giáp Thủ đô Hà Nội, có nhiểu tuyến giao thông huyết mạch đi qua… huyện trở thành vùng động lực kinh tế của tỉnh với thế mạnh phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nghỉ dưỡng. 

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện.. Lương Sơn lần thứ XXVI đặt mục tiêu: "Huy động nguồn lực, tập trung xây dựng huyện Lương Sơn đạt tiêu chí đô thị loại IV, phấn đấu đến năm 2025 đạt tiêu chí đơn vị hành chính cấp thị xã”. Theo đó, huyện tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư hạ tầng đô thị; hạ tầng nông thôn có chuyển biến mạnh mẽ với việc từng bước đô thị hóa nông thôn.

Đến nay, huyện có 3 khu công nghiệp (KCN), trong đó KCN Lương Sơn đã lấp đầy 100%, có 39 doanh nghiệp hoạt động, tạo việc làm cho trên 15.000 lao động; KCN Nhuận Trạch đang đầu tư xây dựng hạ tầng, diện tích trên 213 ha; tiếp tục kêu gọi đầu tư hạ tầng KCN Nam Lương Sơn diện tích trên 203 ha. Ngoài ra, huyện có 2 cụm công nghiệp đã được thành lập và đang triển khai thực hiện. 

Kinh tế tiếp tục phát triển, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực. Đặc biệt, thu hút đầu tư có nhiều khởi sắc. Đến nay, trên địa bàn huyện đã thu hút 219 dự án, trong đó có 23 dự án FDI, tổng số vốn đăng ký 304 triệu USD; 196 dự án trong nước, tổng số vốn đăng ký trên 30.000 tỷ đồng. Nhiều dự án góp phần tạo nên diện mạo mới cho bộ mặt đô thị, nông thôn...

Trong năm 2023, tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất của huyện đạt 15,3%; tổng giá trị xuất khẩu đạt 730 triệu USD; thu nhập bình quân đầu người đạt 60 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo còn 0,56%.

Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả quan trọng, Lương Sơn đã được công nhận là huyện nông thôn mới vào năm 2019. Đến nay, hạ tầng kỹ thuật đô thị được đầu tư cải tạo; nâng cấp và xây mới nhiều tuyến đường đô thị; các khu nhà ở có đầy đủ hạng mục vỉa hè, rãnh thoát nước, điện chiếu sáng, cây xanh; hệ thống công trình công cộng được đầu tư xây dựng... Trong tương lai không xa, Lương Sơn sẽ trở thành thị xã, là niềm tự hào của Hòa Bình.


Việt Lâm

Các tin khác


Ký kết chương trình phối hợp thông tin, tuyên truyền về lĩnh vực ngân hàng

Chiều 15/5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh Hoà Bình tổ chức hội nghị ký kết chương trình phối hợp với Báo Hoà Bình, Đài PT&TH tỉnh về thực hiện công tác thông tin, truyền thông lĩnh vực ngân hàng. Dự hội nghị có đồng chí Võ Ngọc Kiên, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; các ngân hàng trên địa bàn tỉnh. 

Tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước năm 2023 đạt hơn 83 nghìn tỷ đồng

Năm 2023, công tác điều hành chi ngân sách nhà nước được thực hiện chủ động, chặt chẽ theo dự toán, bảo đảm đúng chính sách, chế độ, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm những nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai; tổng số tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương là 83.087 tỷ đồng.

Giám sát tình hình chấp hành quy định pháp luật đối với việc cho thuê đất, sử dụng đất 

Sáng 15/5, HĐND tỉnh tổ chức giám sát tình hình chấp hành quy định pháp luật đất đai đối với việc cho thuê đất, việc sử dụng đất (SDĐ) của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), hộ gia đình và cá nhân được Nhà nước cho thuê đất trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì hội nghị. Tham dự có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Huyện Đà Bắc: Nông dân rơi nước mắt vì dịch tả lợn Châu Phi

Những ngày gần đây, dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) bùng phát, lây lan mạnh trên địa bàn xã Tú Lý, huyện Đà Bắc. Dịch bệnh đã và đang khiến không ít hộ dân rơi vào cảnh trắng tay…

Giải ngân trên 100 tỷ đồng vốn đầu tư công

Tăng cường thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, tính đến hết tháng 4, huyện Lạc Thủy đã giải ngân được 102.264 triệu đồng. Trong đó, giải ngân nguồn ODA, ngân sách Trung ương 2 công trình 13.025 triệu đồng, đạt 65%; ngân sách tỉnh 7 công trình giải ngân 8.078 triệu đồng, đạt 14%; ngân sách huyện giải ngân 60.287 triệu đồng, đạt 29%; nguồn ngân sách tỉnh bổ sung có mục tiêu 11.212 triệu đồng, đạt 66%; nguồn thu từ đất 9.662 triệu đồng, đạt 13%; nguồn tiết kiệm chi giải ngân 39.412 triệu đồng, đạt 54,66%.

Mật ngọt Hợp Tiến - món quà từ thiên nhiên

Mật ong rừng Hợp Tiến, xã Hợp Tiến là 1 trong 2 sản phẩm OCOP 4 sao đầu tiên của huyện Kim Bôi, là sản phẩm mật ong đầu tiên của tỉnh Hòa Bình đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Nhờ chú trọng cải tiến quy trình, đồng thời ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, sản phẩm mật ong rừng Hợp Tiến ngày càng khẳng định được chất lượng trên thị trường, được khách hàng gần xa tin tưởng, ưa chuộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục