Bài 3 - Cần sự vào cuộc tích cực, đồng bộ, trách nhiệm của hệ thống chính trị


(HBĐT) - Năm 2020, UBND tỉnh đề ra mục tiêu: Tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh hoạt động sản xuất - kinh doanh có hiệu quả; tập trung thu hút các DN có năng lực đến đầu tư tại Hòa Bình, góp phần tạo nguồn lực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT - XH. Phấn đấu tăng tổng điểm số PCI từ 2 - 5 điểm so với năm 2019.


Những năm qua, Công ty Sơn Thủy, xã Mông Hóa (TP  Hòa Bình) là doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh, đóng góp đáng kể vào NSNN và giải quyết việc làm cho người lao động. 

Để đạt mục tiêu đề ra, ngay từ ngày đầu năm 2020, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Hòa Bình năm 2020. Đồng thời, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc làm việc với các sở, ngành, DN, nhà đầu tư để nắm bắt tình hình, nhất là những khó khăn, vướng mắc; lắng nghe đề xuất, kiến nghị, từ đó có sự chỉ đạo kịp thời, phù hợp.

Để chủ trương, kế hoạch trở thành những việc làm cụ thể, thiết thực, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu người đứng đầu các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, cơ quan, đơn vị được giao chủ trì từng chỉ số thành phần, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về các chỉ tiêu theo Nghị quyết số 02/NQ-CP thuộc trách nhiệm của cơ quan mình được giao; khẩn trương nghiên cứu, phân tích, xây dựng mục tiêu, giải pháp, chương trình, kế hoạch hành động cụ thể của cơ quan, đơn vị. Nâng cao nhận thức, tạo sự vào cuộc tích cực, chủ động, đồng bộ, có trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị, từng bộ phận, đơn vị trực thuộc và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố thực thi đầy đủ điều kiện kinh doanh đã bị bãi bỏ, những nội dung được đơn giản hóa của các quy định về điều kiện kinh doanh; không tự đặt thêm điều kiện kinh doanh trái quy định của pháp luật. Xử lý nghiêm những cán bộ, công chức không thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về điều kiện kinh doanh. Đồng thời, thực hiện đầy đủ quy định về cắt giảm danh mục mặt hàng và cải cách thủ tục hành chính (TTHC) về kiểm tra chuyên ngành.

Rà soát, xây dựng kế hoạch cắt giảm thời gian giải quyết TTHC tại các cơ quan, trong đó, thời gian đề xuất cắt giảm tối thiểu là 30% thời gian theo quy định. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở TN&MT, UBND các huyện, thành phố, các cơ quan có liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để các huyện, thành phố lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đất đai, lập bản đồ địa chính có tọa độ, làm cơ sở giúp nhà đầu tư nghiên cứu, định hướng thu hút đầu tư.

Ngoài ra, UBND tỉnh yêu cầu: Người đứng đầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo, có quy định bằng văn bản yêu cầu tất cả các kiến nghị, đề xuất của DN phải được trả lời bằng văn bản, có thời gian cụ thể; công khai các kiến nghị, quá trình giải quyết kiến nghị của nhà đầu tư, DN trên trang tin điện tử của các đơn vị.

UBND các huyện, thành phố xây dựng cơ chế hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các thủ tục nhận chuyển đất, nhất là những thửa đất đủ điều kiện cấp bìa cho hộ dân nhưng chưa được cấp. Giám sát nhà đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư theo quy định của pháp luật.

Mới đây, Ban chỉ đạo cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao chỉ số cạnh tranh của tỉnh đã tổ chức họp bàn về những khó khăn, vướng mắc; đề xuất giải pháp tháo gỡ. Tại cuộc họp, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo, bám sát kế hoạch hàng năm của tỉnh; tăng cường sự thúc đẩy của lãnh đạo, kiểm soát chất lượng công việc, nhằm từng bước làm thay đổi nhận thức, tư duy cán bộ theo hướng hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân và DN. Tập trung rà soát các quy hoạch, trường hợp có sự chồng chéo, chưa phù hợp thì báo cáo UBND tỉnh và đề xuất giải pháp giải quyết, trong đó tập trung vào quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch 3 loại rừng. Nâng cao chất lượng công tác lập, quản lý quy hoạch, công khai quy hoạch để các tổ chức, cá nhân thực hiện. Thực hiện nghiêm quy định của Chính phủ về việc chuyển đổi vị trí công tác, phòng chống tham nhũng theo Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, ngày 1/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

Để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh đảm bảo thực chất, hiệu quả, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo: Cần tăng cường Chính phủ điện tử; tổ chức thực hiện tốt hơn hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công; phân công, phân nhiệm đến cả cấp huyện làm công tác thu hút đầu tư, tỉnh chỉ quyết định theo thẩm quyền. Tỉnh cũng cần có tổ chức bộ máy giải quyết nhanh công tác xúc tiến đầu tư, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư thì mới có thể có được môi trường đầu tư tốt. Bên cạnh đó, cần thúc đẩy cải cách hành chính, phải làm cho được trong năm 2020 khởi công khu liên cơ quan của tỉnh. Đồng thời, phải cơ bản hoàn thành cầu Hòa Bình 2, cũng như một số tuyến giao thông trọng điểm, trong đó có tỉnh lộ 435 nối TP Hòa Bình đi trung tâm xã Ngòi Hoa (nay sáp nhập với xã Trung Hòa thành xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc) và vùng lõi của khu du lịch hồ Hòa Bình, nhằm thu hút đầu tư, thúc đẩy sự phát triển. Muốn vậy, phải chọn được đội ngũ cán bộ có đức, tinh thông nghiệp vụ, có tâm huyết, nỗ lực, tính nhạy bén và quyết tâm chính trị cao thì mới thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị tỉnh đưa ra. Ngoài ra, quan tâm giải quyết những vấn đề liên quan đến sự chậm trễ trong giải quyết TTHC để tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư. Có thu hút được những nhà đầu tư lớn, tiềm năng vào tỉnh thì mới có thể cải thiện tốt được môi trường đầu tư kinh doanh.


Hoàng Nga





Các tin khác


Hướng đi mới giải quyết ùn ứ hàng hóa tại cửa khẩu

Bộ Công Thương cho biết, thời gian qua, dù hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa qua biên giới Việt Nam -Trung Quốc đã được khôi phục trở lại, nhưng tiến độ chậm hơn nhiều so với thời gian trước do bắt buộc phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19. Mới đây ngành Đường sắt đã chính thức khai thác tàu container lạnh liên vận quốc tế vận chuyển nông sản chạy thẳng từ ga Đồng Đăng sang ga Bằng Tường (Trung Quốc). Hình thức vận chuyển này có thể là giải pháp tối ưu, hiệu quả nhất trong thời dịch.

Bảo vệ tốt các trà lúa, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia

(HBĐT) - Ngày 7/4, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng, chống sinh vật gây hại cây trồng vụ đông xuân các tỉnh, thành phố phía Bắc. Đồng chí Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì hội nghị. Tham dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành liên quan.

Tạo lực đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

 Bài 1 - Nỗ lực xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng, thân thiện
 
(HBĐT) - Những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư (NĐT) trong triển khai các thủ tục hành chính (TTHC) và hoạt động đầu tư tại tỉnh. Nhờ vậy, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) bước đầu có sự cải thiện. Nhiều DN yên tâm hoạt động sản xuất - kinh doanh (SX-KD). Đồng thời cũng có NĐT tiềm năng đang tìm hiểu cơ hội đầu tư vào tỉnh. Mặc dù vậy, UBND tỉnh đánh giá, việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh chưa đủ mạnh, chỉ số PCI của tỉnh vẫn trong nhóm trung bình ở khu vực miền núi phía Bắc. Chính vì vậy, việc xác định và giải quyết được điểm nghẽn trong vấn đề này được Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt, rốt ráo.

Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch Covid-19

(HBĐT) - Ngày 30/3, UBND tỉnh ban hành Công văn số 466/UBND-NNTN về việc thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch Covid-19. UBND tỉnh yêu cầu Sở NN&PTNT, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo thực hiện một số nội dung chủ yếu sau:

Hệ thống ngân hàng tích cực triển khai giải pháp hỗ trợ khách hàng do ảnh hưởng của dịch Covid-19

(HBĐT) - "Từ ngày 1/4/2020, BIDV tiếp tục giảm phí chuyển tiền online ngoài hệ thống (với mức giảm cao nhất lên tới hơn 70%) để khách hàng thân yêu có thể yên tâm giao dịch tại nhà phòng dịch Covid-19 mà không lo về phí”. Đây là tin nhắn mới nhất từ dịch vụ Smart Banking của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) gửi khách hàng đang sử dụng dịch vụ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục