Bộ Công Thương cho biết, thời gian qua, dù hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa qua biên giới Việt Nam -Trung Quốc đã được khôi phục trở lại, nhưng tiến độ chậm hơn nhiều so với thời gian trước do bắt buộc phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19. Mới đây ngành Đường sắt đã chính thức khai thác tàu container lạnh liên vận quốc tế vận chuyển nông sản chạy thẳng từ ga Đồng Đăng sang ga Bằng Tường (Trung Quốc). Hình thức vận chuyển này có thể là giải pháp tối ưu, hiệu quả nhất trong thời dịch.



Tàu container lạnh liên vận quốc tế đang được kiểm tra kỹ thuật, làm thủ tục thông quan tại ga Đồng Đăng. Ảnh: Thanh Thuý

Tồn hơn 1.200 xe hàng tại cửa khẩu

Ngày 7.4, thông tin từ Bộ Công Thương cho biết theo thống kê tính lũy kế từ đầu dịch COVID-19 hồi tháng 2 tới ngày 5.4, tổng số xe tại các tỉnh giáp Trung Quốc là 44.184 xe xuất khẩu, và 37.399 xe nhập khẩu.Tổng số xe xuất nhập khẩu thống kê ngày 5.4 gồm: 851 xe xuất khẩu và 528 xe nhập khẩu. Điều đáng nói, cho đến hết ngày 5.4 vẫn còn số lượng lớn hàng hóa tồn đọng tại một số cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc. Cụ thể, hiện còn tổng số 1.116 xe hàng tồn tại cửa khẩu. Trong đó, lượng xe tồn tập trung chủ yếu tại tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Quảng Ninh.

Cụ thể, tại tỉnh Lạng Sơn, tổng số xe xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh (bao gồm các loại hình xuất kinh doanh biên giới, xuất kinh doanh, xuất gia công, quá cảnh) là 885 xe và 10 toa hàng. Trong đó, 527 xe và 7 toa hàng xuất khẩu; 358 xe và 3 toa hàng nhập khẩu; tồn 1.114 xe hàng chờ xuất.
Tại tỉnh Quảng Ninh, hiện còn 116 xe tồn (không tính hàng đông lạnh). Tính chung từ đầu dịch COVID-19 đến ngày 4.4, trong tổng số xe xuất khẩu là 43.301 xe, Lạng Sơn là 20.770 xe; Quảng Ninh 3.365 xe; Hà Giang 1.914 xe; Lào Cai 16.031 xe; Lai Châu 783 xe; Cao Bằng 438 xe.

Trong tổng số xe nhập khẩu là 36.871 xe, Lạng Sơn là 20.254 xe; Quảng Ninh 6.235 xe; Hà Giang 3 xe; Lào Cai 10.365 xe; Lai Châu 14 xe và Cao Bằng 54 xe.

Hiện, nhân lực tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu, vận chuyển, giao nhận, bốc xếp, sang tải hàng hóa tại khu vực cửa khẩu của cả phía Việt Nam và phía Trung Quốc vẫn còn thiếu. Trong khi đó, trước tình hình dịch COVID-19 đang tiếp tục diễn biến phức tạp, phía Trung Quốc cũng đang tăng cường siết chặt công tác kiểm soát đối với người và phương tiện vận tải của Việt Nam tại khu vực cửa khẩu biên giới.

Mới đây, các cơ quan chức năng phía Trung Quốc đã thông báo về việc không cho các lái xe là người từ một số tỉnh, thành phố, trước mắt gồm TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bình Thuận, được giao, nhận hàng hóa nhập khẩu vào Trung Quốc do đây là các tỉnh, thành phố đang phát sinh diễn biến phức tạp về dịch bệnh.

Bộ Công Thương nhận định, trong thời gian tới đây dịch bệnh có khả năng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới giáp với Trung Quốc. Trong khi đó, một số mặt hàng nông sản, trái cây tươi của ta sẽ tiếp tục vào thời điểm chính vụ để xuất khẩu sang Trung Quốc, nếu như lưu lượng xe và hàng hóa xuất khẩu từ các tỉnh, thành phố đưa lên khu vực cửa khẩu biên giới phía Bắc ngày càng nhiều, tình trạng ùn ứ, ách tắc hàng hóa có thể sẽ xảy ra trong thời gian tới.

Giải pháp xuất khẩu thời "chống dịch”

Mới đây ngành Đường sắt đã chính thức khai thác tàu container lạnh liên vận quốc tế vận chuyển thanh long chạy thẳng từ ga Đồng Đăng sang ga Bằng Tường (Trung Quốc). Điều đáng chú ý, chỉ trong hai ngày thí điểm chạy tàu vào cuối tháng 2.2020, đã xuất khẩu được 27 container thanh long quả tươi, tương đương 460 tấn từ Việt Nam sang Trung Quốc bằng đường sắt. Tính từ đó đến nay, mỗi tuần đường sắt có 2 đôi tàu được xuất đi. Các chuyến tàu container lạnh chở thanh long tiếp theo được làm thủ tục thông quan nhanh chóng, thuận tiện.

Ông Nguyễn Chính Nam, Trưởng ban Kế hoạch, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam chia sẻ, việc vận chuyển container lạnh bằng đường sắt, xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc hoặc quá cảnh Trung Quốc đi nước thứ ba có nhiều thuận lợi. Như việc giảm được nhiều thời gian, chi phí so với vận chuyển bằng đường bộ.

Chia sẻ với Lao Động, một lãnh đạo Công ty CP Vận tải và Thương mại đường sắt (Ratraco) cho hay, tàu chuyên container lạnh chở hàng nông sản tươi sống từ phía Nam ra ga Đông Anh, Yên Viên mất khoảng 60 giờ. Sau đó chạy đến ga Đồng Đăng mất khoảng 6 giờ nữa. Cộng với thời gian chờ làm các tác nghiệp kỹ thuật dọc đường, thủ tục, đến khi thông quan nhiều nhất cũng chỉ mất khoảng 5 ngày.

Theo vị này, một đoàn tàu có thể chở từ 20-25 container lạnh, trong khi đó, nếu đi bằng đường bộ sẽ cần đến 20-25 chiếc ôtô, cước đường sắt thấp hơn so với cước đường bộ khoảng 20%. Thời gian vận chuyển bằng ôtô từ phía Nam lên đến cửa khẩu Đồng Đăng chỉ mất hơn 2 ngày, nhưng nếu phải chờ đợi thông quan sẽ mất nhiều thời gian hơn nữa, kéo theo đó sẽ là các chi phí phụ trội.

Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Công Trưởng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, trong bối cảnh xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu phụ khó khăn do tác động từ dịch bệnh COVID-19, việc triển khai thông quan hàng nông sản qua cặp Cửa khẩu đường sắt ga quốc tế Đồng Đăng - Bằng Tường cũng là một trong những giải pháp tối ưu, hiệu quả cho xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, trong đó có những mặt hàng hoa quả tươi như thanh long.

Cũng theo lãnh đạo này, việc xuất khẩu nông sản qua con đường này sẽ góp phần kiểm soát hiệu quả nguy cơ dịch bệnh COVID-19, do không phải tổ chức cách ly các tài xế (ôtô), chủ hàng khi vận chuyển hàng hóa theo đường bộ sang Trung Quốc quay về, số lượng người tham gia quy trình xuất khẩu nông sản ít nên giảm thiểu được nguy cơ lây lan dịch bệnh (nếu có). 


Theo Báo Lao động

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục