Hai lực sĩ Thạch Kim Tuấn và Vương Thị Huyền đều không cử giật thành công ở cả 3 mức tạ đăng ký qua đó không đạt kết quả chung cuộc tại Olympic 2016. Kết quả ấy là cơn ác mộng của cử tạ Việt Nam tại Brazil. Sau 2 tháng, cơn ác mộng đang trở lại ngay tại giải VĐQG 2016 (thi đấu tại Đà Nẵng) và lần này còn bất ngờ hơn cả sự thất bại của Tuấn và Huyền.

 

1. Mọi câu hỏi về chuyên môn của giải vì sao giảm sút và rớt thê thảm (tính tới lúc này) tại giải VĐQG 2016 với một số nhà quản lý chuyên môn đều không tìm được giải đáp. Trong ngày 31-10, chúng tôi đã điện thoại tìm sự phân tích của Phó Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao 2 (Tổng cục TDTT) - ông Đỗ Đình Kháng nhưng không được bắt máy. Sau 2 ngày giải thi đấu, gần 30 lượt VĐV cử tại các nội dung đã bị thất bại hoàn toàn do rớt tạ không đạt được kết quả tổng chung cuộc.

Ngày đầu khai mạc giải (29-10), hạng 56kg có 5 VĐV thi đấu thì 3 người rớt tạ không đạt được tổng cử (trong đó có Trần Lê Quốc Toàn của Đà Nẵng và Nguyễn Trần Anh Tuấn của TPHCM). Hạng 62kg nam có 2 lực sĩ không đạt thành tích tổng cử và hạng 48kg nữ tương tự có 2 người phải ra về vì không có thứ hạng.

Ngày thi đấu tiếp theo (30-10), hạng 53kg nữ có 9 lực sĩ đăng ký thi đấu. Kết thúc tranh tài, 5 người không có thành tích tổng cử vì thất bại hoàn toàn trong các mức tạ cử giật đã đăng ký. Hạng 58kg nữ gồm 6 lực sĩ tham gia, 3 người trong số đó thất bại không có kết quả. Hạng 69kg nam ghi nhận kết quả... thê thảm nhất khi có 8 người tham gia thi đấu nhưng cuối cùng 6 người không đạt được thành tích tổng và cũng đều rơi tạ trong các lượt cử giật. Hạng 77kg cũng có 3 lực sĩ chung tình cảnh như vậy...

 

 

    Lực sĩ Trần Lê Quốc Toàn thất bại là điều khá bất ngờ. Ảnh: T.L

Từ nay đến khi kết thúc giải (3-11), giải vẫn còn nhiều hạng cân thi đấu. Rõ ràng, liên tiếp VĐV bị rơi tạ như vậy là một ác mộng đúng nghĩa về chuyên môn. Một cựu VĐV (đang có mặt theo dõi giải ở Đà Nẵng và xin giấu tên) chia sẻ “tôi không tin được nhiều lực sĩ lại bị thất bại như vậy. Chỉ bằng cảm nhận ở bên ngoài là thấy chiến thuật của các đơn vị, kể cả cho VĐV nổi tiếng, đã sai lầm. Mọi người đã bất ngờ vô cùng với Trần Lê Quốc Toàn vì toàn thất bại cả 3 lần cử giật trong mức 120kg.

Nếu chiến thuật phù hợp, trước đó, Quốc Toàn lẽ ra phải được tố tạ dưới mức đó để lấy cảm giác rồi 2 lần sau bứt lên phù hợp. Hạng cân chỉ có 5 người thi đấu nên ai cũng biết khả năng nhau như thế nào. Tiếc là Toàn thất bại và khó lý giải”. Khi chúng tôi gặng hỏi tìm sự phân tích chuyên môn thực tế của một số HLV có mặt trực tiếp ở giải, tất cả xin phép không trả lời. Dễ hiểu, người trong nghề ngại nhất đánh giá phân tích người khác. Nhưng kết quả tổng thể giải VĐQG 2016 như vậy là dấu hỏi lớn cho nhà quản lý môn cử tạ.

2. Từ chỗ không được chú ý nhiều, nhờ sự thất bại số đông của các VĐV, giải cử tạ VĐQG 2016 lại trở thành tâm điểm quan tâm của nhà quản lý, giới truyền thông và người đam mê cử tạ cả nước. Do các lực sĩ nổi tiếng thất bại, năm nay, Đinh Văn Tiến (Ninh Bình) đạt mức tổng cử tạ khá nhẹ là 246kg cũng vô địch hạng 56kg nam.

Hạng 69kg nam, BTC còn không tìm được lực sĩ nào để trao HCĐ bởi vì chỉ có 2 người thành công cuối cùng còn những người khác rơi rụng do không đạt kết quả tổng cử chung. Hạng 58kg nữ, Trần Thị Thu (Hưng Yên) không quá vất vả mà chỉ cần đạt 115kg tổng cử (60kg cử giật, 55kg cử đẩy) vẫn có được HCĐ đầu tiên của sự nghiệp. Người lạc quan nhất cũng không nghĩ rằng những mức tạ “nhẹ” như vậy lại tạo được dấu ấn ở giải VĐQG năm nay.

Chúng tôi không phân tích quá sâu vào chuyên môn, đó là của HLV, VĐV các đơn vị tham gia thi đấu. Cảm quan chúng, thất bại thì từng người phải trách bản thân mình hoặc HLV chưa hợp lý. Ai ra thi đấu cũng muốn có kết quả cao nhất. Chiến thuật không chính xác thì có thể chỉ một mức tạ nhẹ vẫn không nâng được. Như thế, người đoạt huy chương là người được hưởng lợi vì đối thủ khác tự thua mà không cần tác động nào.

 

                                                             TheoSGGP

Các tin khác


TP Hồ Chí Minh giành giải nhất Đua thuyền truyền thống vô địch quốc gia năm 2024

Ngày 27/4, tại khu vực Tượng đài Mẹ Suốt (thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình), Giải đua thuyền truyền thống vô địch quốc gia năm 2024 đã bế mạc sau 3 ngày tranh tài sôi nổi, hấp dẫn.

Gìn giữ, thúc đẩy thể thao dân tộc

Các trận đấu hấp dẫn Được tổ chức hàng năm, Giải bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy vô địch tỉnh luôn có sức hấp dẫn, thu hút sự quan tâm, cổ vũ của đông đảo người dân. Bởi lẽ đây là giải thể thao quy tụ những hạt nhân xuất sắc của 10 huyện, thành phố trong tỉnh, tạo ra các cuộc tranh tài gay cấn, thú vị.

Huyện Tân Lạc: Bảo tồn và phát triển các trò chơi dân gian

Tân Lạc là một trong những địa phương còn lưu giữ được khá nhiều trò chơi, trò diễn dân gian gắn liền với đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Các trò chơi, trò diễn dân gian, các môn thể thao dân tộc là một phần không thể thiếu tại lễ hội văn hóa truyền thống của các địa phương, cũng như trong sinh hoạt hàng ngày của người dân sau mỗi ngày làm việc, lao động vất vả.

Hàng thủ mắc sai lầm, Việt Nam bị loại tại tứ kết U23 châu Á

U23 Việt Nam có một trận cầu đầy nỗ lực trước đối thủ mạnh Iraq ở tứ kết U23 châu Á 2024.

10 đội tham gia Giải Bóng chuyền hơi nam huyện Lạc Thủy

Ngày 25/4, Liên đoàn Lao động huyện Lạc Thủy phối hợp Hội Nông dân, Huyện Đoàn tổ chức Giải Bóng chuyền hơi nam chào mừng kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, 138 năm Ngày Quốc tế lao động; phát động Tháng Công nhân năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục