Thời gian gần đây, dư luận quan tâm tới việc Công ty nghe nhìn Toàn Cầu (AVG) đang thương lượng để mua độc quyền bản quyền truyền hình của 20 Liên đoàn thể thao trong vòng 20 năm. Hầu hết đại diện các liên đoàn đều tỏ ra phấn khởi vì sẽ thu được tiền bản quyền khi tổ chức các sự kiện thể thao, nhưng lại không tránh khỏi sự dè dặt bởi bản hợp đồng mà AVG đưa ra quá dài.

 

Việc AVG đặt vấn đề mua bản quyền của toàn bộ các Liên đoàn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, điền kinh… đã tạo ra một sự thay đổi hoàn toàn cách nghĩ về chuyện này. Trước đây, các Liên đoàn thể thao muốn đưa được hình ảnh các cuộc thi đấu qua đó thu hút các nhà tài trợ đều phải “lót tay” cho một số cán bộ của nhà đài. Thì giờ đây, họ thậm chí còn thu được tiền bản quyền truyền hình, đặc biệt ở môn bóng đá thì số tiền cao hơn nhiều so với trước đây.

Sự kiện AVG muốn thâu tóm bản quyền truyền hình của những môn thể thao hấp dẫn như bóng chuyền đang khiến các Liên đoàn thể thao nghi ngại. Ảnh: Nguyễn Nhân

Ở mùa bóng 2010 vừa qua, các đài truyền hình chỉ trả cho Liên đoàn bóng đá Việt Nam 20-30 triệu đồng/trận ở giải V-League, mà phía đối tác chỉ chọn 1 đến 2 trận đấu mỗi vòng. Bởi thế, khi AVG đưa mức phí tăng cao hơn nhiều, cộng thêm cả phần trăm của các dịch vụ phát sinh thì lãnh đạo VFF tất nhiên gật đầu và 2 bên đang thương thảo hợp đồng để có thể ký trong thời gian sắp tới. Việc VFF đi đầu ký hợp đồng với AVG được các Liên đoàn thể thao khác quan tâm và suy tính cách “liệu cơm gắp mắm”. Có những Liên đoàn như điền kinh hiện đã thành lập “tổ công tác” nhằm bàn bạc mức tài trợ, các biện pháp ràng buộc với đối tác, thậm chí thuê cả luật sư vào cuộc.

Lãnh đạo các Liên đoàn thể thao hồ hởi khi bán được bản quyền truyền hình, nhưng lại dè dặt vì AVG chỉ đưa ra mức giá vài chục triệu đồng cho 1 giải đấu. Số tiền này chưa đủ để làm hài lòng những Liên đoàn thể thao lớn. Thực ra thì các liên đoàn đang hy vọng AVG sẽ đưa lên sóng truyền hình nhiều sự kiện thể thao hơn qua đó thu hút người tập thể thao, thu hút các nhà tài trợ.

Nhưng vấn đề đặt ra là liệu AVG có thể “phủ sóng” các giải đấu thể thao mà họ đã mua bản quyền? Trên thực tế, AVG không có sóng của các đài truyền hình, nên việc họ có đưa được các trận đấu thể thao của cả 20 Liên đoàn thể thao lên các kênh truyền hình hay không là điều không dễ. Các giải đấu của Việt Nam đã có những thay đổi về chất và lượng so với trước đây, nhưng chưa đủ sức hấp dẫn người xem truyền hình. Như thế, AVG có thể bán được bản quyền truyền hình hay không lại là chuyện khác.

Ngoài ra, việc AVG đưa ra thời gian hợp đồng kéo dài đến 20 năm cũng rất khó thực hiện. Ban chấp hành của một Liên đoàn thể thao thường chỉ tồn tại theo nhiệm kỳ 4 đến 5 năm. Nên khi hết nhiệm kỳ, liệu BCH mới có chấp nhận những gì mà BCH cũ đã ký. Kinh nghiệm ở các nước phát triển cho thấy, việc ký hợp đồng dài hạn nhưng với mức giá thấp có thể gây thiệt hại lớn cho chính các liên đoàn khi thời giá thay đổi.  

Thanh Phong

Ý kiến người trong cuộc:

* Tổng cục trưởng Thể dục-Thể thao Vương Bích Thắng: “Theo Luật Thể thao, bản quyền truyền hình thuộc về các Liên đoàn, CLB, BTC giải, bởi thế AVG chỉ liên hệ trực tiếp với các liên đoàn. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đã khuyến cáo tới các liên đoàn thể thao là việc ký hợp đồng phải bảo đảm phục vụ đông đảo nhân dân cũng như tính hợp pháp của các hợp đồng. Thông thường, Ban chấp hành các liên đoàn thể thao chỉ tồn tại từ 4 đến 5 năm, do đó cần bảo đảm nghĩa vụ và quyền lợi của các khóa sau”.
 

* Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ (ảnh):“Về cơ bản, Liên đoàn bóng đá Việt Nam đồng ý bán bán độc quyền cho AVG. Ở giải vô địch bóng đá quốc gia các mùa bóng trước đây, chúng tôi chỉ bán được 35 đến 40 triệu đồng/trận, mà đối tác chỉ chọn mua 1 đến 2 trận mỗi vòng đấu. Trong khi đó, đề nghị từ bên phía AVG đưa ra là cao hơn nhiều. Bên phía AVG còn sẵn sàng trả tiền trước, đặt cọc số tiền lớn cho những mùa bóng tiếp theo. Ngoài tiền bản quyền truyền hình, AVG còn chia lại 20% lợi nhuận của các dịch vụ phát sinh cho Liên đoàn bóng đá và các CLB mà qua tìm hiểu chúng tôi được biết cũng khá cao. Như thế, nếu bán bản quyền truyền hình cho AVG, ngoài số tiền lớn thu được, lấy tiền một lần mà các trận đấu lại được phát hết trên truyền hình, ưu tiên các kênh truyền hình đại chúng. Hiện nay, VFF đã ủy quyền cho Phó Chủ tịch Lê Hùng Dũng thương thảo hợp đồng với đối tác”.
 

* Phó TTK Liên đoàn điền kinh Nguyễn Mạnh Hùng: “Từ đầu năm, AVG đã có cuộc tiếp xúc với đại diện các liên đoàn thể thao của Việt Nam. Ngày 16-9 vừa qua, họ đã có cuộc tiếp xúc lần thứ 4 với Liên đoàn điền kinh Việt Nam. BCH liên đoàn đã thống nhất thành lập tổ công tác do đồng chí Phạm Thế Triều - Phó Chủ tịch thường trực đứng đầu để đàm phán với đối tác. Trước hết, chúng tôi cũng phải xem động thái của những liên đoàn có thể ký hợp đồng trước như bóng đá, bóng chuyền. Chúng tôi cũng phải xem xét các điều khoản hợp đồng, tham khảo ý kiến của luật sư... Thực tế, hiện nay mỗi khi tổ chức giải đấu, chẳng hạn như vô địch quốc gia chúng tôi phải trả vài chục triệu đồng mới được phát sóng trên truyền hình, thì nay còn nhận được tiền cho những giải đấu này mà quan trọng hơn là các hoạt động của điền kinh sẽ phổ cập, thu hút nhiều người tập luyện, nhiều nhà tài trợ… Được biết, AVG muốn ký hợp đồng dài hạn và họ sẽ phải chịu lỗ cho những năm đầu. Sau này khi có quy chế các đài truyền hình phải trả bản quyền vào năm 2015 họ mới có thể bán bản quyền”.

 

                                                                                  Theo SGGP

Các tin khác


 Hoà Bình FC thắng nghẹt thở trước Câu lạc bộ Phú Thọ 

Chiều 5/5, trên Sân vận động tỉnh Hoà Bình diễn ra trận đấu giữa Câu lạc bộ (CLB) Bóng đá Hoà Bình (Hoà Bình FC) gặp CLB Bóng đá Phú Thọ trong khuôn khổ vòng 15 Giải Bóng đá hạng Nhất quốc gia - Bia Sao Vàng năm 2023/2024.

Cuộc đua xe đạp "Về Điện Biên Phủ" góp phần quảng bá văn hoá, con người Hoà Bình 

Cuộc đua xe đạp "Về Điện Biên Phủ - 2024", Cúp Báo Quân đội nhân dân là một trong những sự kiện qua trọng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Tỉnh Hoà Bình đã vinh dự tổ chức thành công chặng đua thứ 2 của giải, qua đó góp phần quảng bá tiềm năng du lịch đến bạn bè trong nước và quốc tế.

Sông Lam Nghệ An chia điểm với Hà Nội FC

Với quyết tâm giành trọn 3 điểm để cải thiện vị trí, đội chủ nhà Sông Lam Nghệ An đã gặp rất nhiều khó khăn trước đội bóng Hà Nội FC tại vòng 16 giải V.League 1 được tổ chức vào ngày 4/5. Kết quả 2 đội đã phải chấp nhận chia điểm với tỷ số 1-1.

Ngày 5/5, Hoà Bình FC gặp Phú Thọ FC - Quyết định vé trụ hạng

Vào lúc 17h ngày 5/5, trên Sân vận động tỉnh Hoà Bình diễn ra trận đấu giữa Câu lạc bộ Bóng đá Hoà Bình (Hoà Bình FC) và Câu lạc bộ Bóng đá Phú Thọ (Phó Thọ FC) trong khuôn khổ vòng 14, Giải Bóng đá hạng Nhất quốc gia - Bia Sao Vàng năm 2023-2024. Trận đấu này tiếp tục mở cửa tự do, miễn phí chào đón khán giả đến sân cổ vũ, Hoà Bình FC rất mong nhận được sự quan tâm, động viên của người hâm mộ tỉnh nhà.

U23 Nhật Bản lên ngôi vô địch với bàn thắng ở phút bù giờ

U23 Nhật Bản vừa trở thành đội bóng giàu thành tích nhất lịch sử giải U23 châu Á khi giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước U23 Uzbekistan với bàn thắng muộn ở phút bù giờ hiệp 2.

Thua ngược U23 Iraq, U23 Indonesia hụt một suất đi Olympic

Để thua Iraq 1-2 trong trận cầu kịch tính, Indonesia để suất Olympic Paris 2024 rơi vào tay đối thủ này. Tuy nhiên, thầy trò HLV Shin Tae-yong vẫn còn cơ hội tranh vé vớt cuối cùng khi gặp U23 Guinea ngày 9/5 tới tại Paris.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục