Kết quả thi đấu tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ 6 vừa qua cho thấy thể thao thành tích cao TPHCM vẫn đang duy trì sức mạnh của mình khi xếp thứ nhì sau Hà Nội và gấp đôi số huy chương vàng so với đoàn thứ 3 là Quân đội. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là ở những môn thế mạnh của mình, TPHCM lại sa sút đáng báo động.

  • Tuột dốc và sa sút

Thông qua thành tích tại các giải vô địch hàng năm cũng như sự đóng góp cho các đội tuyển quốc gia thi đấu quốc tế, hiện TPHCM vẫn đang tạm đứng đầu ở khoảng 17-18 môn. Thế nhưng, hiện có đến 9 môn được xem là trọng điểm là  bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, điền kinh, Taekwondo, Judo, xe đạp, quần vợt lại được đặt trong tình trạng báo động vì sự sa sút mang tính liên tục, chưa có lối ra.

Điều đáng ngạc nhiên là trong số 9 môn đó, những môn như cầu lông, quần vợt và 2 môn võ không hiểu vì sao lại không phát triển được khi TPHCM vốn từng là cái nôi phong trào nhờ có điều kiện tập luyện và niềm đam mê của người dân.

Sa sút nhất vẫn là bóng đá và bóng chuyền. Bóng đá TPHCM vốn là “thương hiệu” của cả nước khi có thời điểm, 3-4 đội bóng của TP đều có khả năng vô địch quốc gia. Giai đoạn giữa thập kỷ 90, TP có gần 10 đội bóng thi đấu chuyên nghiệp ở đủ các hạng.

Riêng môn bóng chuyền, có giai đoạn TPHCM hầu như không có đối thủ và mỗi mùa giải, số lượng đội tham gia chiếm đến 1/3 ở giải vô địch quốc gia. Các nhà thi đấu Phan Đình Phùng, Quân khu 7, Tân Bình hoạt động hết công suất khi đăng cai dày đặc các giải từ quốc tế đến phong trào. Bóng chuyền nở rộ ngay từ trong các trường học ở mọi lứa tuổi đến mức môn bóng đá phải “ghen tị” vì mức độ quan tâm của công chúng mà bóng chuyền có được.

Vậy nhưng trong một thời gian dài, các môn thể thao trọng điểm trên không ngăn nổi sự tuột dốc. Sa sút đến mức giới hâm mộ phải đặt câu hỏi: có nên duy trì các liên đoàn quản lý hay không? Ở mùa giải 2009-2010, bóng đá suýt nữa đã không còn đội dự V-League. Bóng chuyền hiện không có đội hạng mạnh quốc gia. Môn bóng bàn chỉ còn nội dung nữ nhưng lại khoác áo ngành Bưu điện.

Hai môn võ từng là độc quyền - Taekwondo và Judo  hiện không giữ nổi vị trí thứ nhì của cả nước. Nếu như điền kinh, xe đạp, thành tích đi xuống còn dễ lý giải do điều kiện tập luyện, không hiểu tại sao cầu lông và quần vợt vốn ăn sâu vào máu của người dân lại chẳng thể phát triển ổn định.

Xe đạp là một trong những môn sa sút khó hiểu của thể thao TPHCM. Ảnh: NG.NHÂN

  • Ngủ quên trên thành tích

Điều dễ nhận thấy nhất là vì được xem là trọng điểm, lại một thời gian dài đứng đầu cả nước nên các môn trên đều có tình trạng chung là chạy theo thành tích để duy trì bề nổi, đến khi sa sút lại hỏng toàn bộ hoạt động đào tạo. Đụng đâu cũng thấy thiếu, yếu từ lực lượng kế thừa đến HLV.

Lại xuất hiện tình trạng mâu thuẫn trong nội bộ, dẫn đến kiện cáo liên tục. Đó là hệ quả của quá trình sa sút kéo dài khá lâu nhưng vì những người có trách nhiệm chủ quan, không sớm giải quyết nên đến nay, 9 môn trọng điểm trên đều nằm trong tình trạng phải làm lại từ đầu.

Đơn cử như môn bóng chuyền, đến nay thiếu HLV trầm trọng dù đây là độ tuổi của thế hệ VĐV tài năng cách đây 20 năm. Môn bóng đá không theo kịp tiến trình chuyên nghiệp hóa chung của cả nước. Các môn bóng bàn, quần vợt, cầu lông lại bộc lộ điểm yếu “chết người” là thiếu lực lượng kế thừa do hệ thống thi đấu tuyển chọn quá kém, lại chẳng còn người tâm huyết làm công tác huấn luyện.

Trong dự thảo phát triển 2011-2020 của Sở VH-TT-DL, có thể thấy tình trạng sa sút là nghiêm trọng và quá trình cải tổ lại bộc lộ nhiều vấn đề mang tính căn bản nên chỉ riêng việc chặn đứng đà xuống dốc cũng đủ mất nhiều nhân lực, tài lực, chưa nói đến việc hình thành chiến lược phát triển mới.

Trước thực trạng như vậy, rõ ràng ngành thể thao TPHCM cần có sự đột phá mạnh từ tư duy đến cơ chế quản lý, hoạt động. Bên cạnh đó, còn phải làm sao để tìm được sự đồng thuận chung từ giới chuyên môn đến người hâm mộ đang tập luyện thể thao.

 

                                                                                   Theo SGGP

Các tin khác


 Hoà Bình FC thắng nghẹt thở trước Câu lạc bộ Phú Thọ 

Chiều 5/5, trên Sân vận động tỉnh Hoà Bình diễn ra trận đấu giữa Câu lạc bộ (CLB) Bóng đá Hoà Bình (Hoà Bình FC) gặp CLB Bóng đá Phú Thọ trong khuôn khổ vòng 15 Giải Bóng đá hạng Nhất quốc gia - Bia Sao Vàng năm 2023/2024.

Cuộc đua xe đạp "Về Điện Biên Phủ" góp phần quảng bá văn hoá, con người Hoà Bình 

Cuộc đua xe đạp "Về Điện Biên Phủ - 2024", Cúp Báo Quân đội nhân dân là một trong những sự kiện qua trọng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Tỉnh Hoà Bình đã vinh dự tổ chức thành công chặng đua thứ 2 của giải, qua đó góp phần quảng bá tiềm năng du lịch đến bạn bè trong nước và quốc tế.

Sông Lam Nghệ An chia điểm với Hà Nội FC

Với quyết tâm giành trọn 3 điểm để cải thiện vị trí, đội chủ nhà Sông Lam Nghệ An đã gặp rất nhiều khó khăn trước đội bóng Hà Nội FC tại vòng 16 giải V.League 1 được tổ chức vào ngày 4/5. Kết quả 2 đội đã phải chấp nhận chia điểm với tỷ số 1-1.

Ngày 5/5, Hoà Bình FC gặp Phú Thọ FC - Quyết định vé trụ hạng

Vào lúc 17h ngày 5/5, trên Sân vận động tỉnh Hoà Bình diễn ra trận đấu giữa Câu lạc bộ Bóng đá Hoà Bình (Hoà Bình FC) và Câu lạc bộ Bóng đá Phú Thọ (Phó Thọ FC) trong khuôn khổ vòng 14, Giải Bóng đá hạng Nhất quốc gia - Bia Sao Vàng năm 2023-2024. Trận đấu này tiếp tục mở cửa tự do, miễn phí chào đón khán giả đến sân cổ vũ, Hoà Bình FC rất mong nhận được sự quan tâm, động viên của người hâm mộ tỉnh nhà.

U23 Nhật Bản lên ngôi vô địch với bàn thắng ở phút bù giờ

U23 Nhật Bản vừa trở thành đội bóng giàu thành tích nhất lịch sử giải U23 châu Á khi giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước U23 Uzbekistan với bàn thắng muộn ở phút bù giờ hiệp 2.

Thua ngược U23 Iraq, U23 Indonesia hụt một suất đi Olympic

Để thua Iraq 1-2 trong trận cầu kịch tính, Indonesia để suất Olympic Paris 2024 rơi vào tay đối thủ này. Tuy nhiên, thầy trò HLV Shin Tae-yong vẫn còn cơ hội tranh vé vớt cuối cùng khi gặp U23 Guinea ngày 9/5 tới tại Paris.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục