Hai tuyến đường hiện đại bậc nhất Thủ đô sẽ được mang tên Trường Sa, Hoàng Sa

Hai tuyến đường hiện đại bậc nhất Thủ đô sẽ được mang tên Trường Sa, Hoàng Sa

Sáng 3/8, HĐND Thành phố Hà Nội đã thông qua nghị quyết về đặt tên và điều chỉnh độ dài một số tuyến đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn năm 2016.

 

Theo đó, sẽ có 26 tuyến đường phố mới được đặt tên, 6 tuyến đường phố được điều chỉnh độ dài và đặt tên một công trình công cộng.

Trong 26 tuyến đường phố được đề nghị đặt tên lần này có 18 đường phố mang tên địa danh, 8 đường phố mang tên danh nhân. 8 danh nhân lựa chọn đề xuất đặt tên chủ yếu là các danh nhân thời hiện đại như: Trần Danh Tuyên, Trần Quốc Vượng, Nguyễn Lân…

Đáng chú ý, trong số các đường phố mới được đặt tên có: Đường Hoàng Sa (Đông Anh) cho đoạn từ ngã tư giao cắt với đường Võ Văn Kiệt (đối diện Khu công nghiệp Thăng Long, xã Kim Chung) đến ngã tư chân cầu vượt đường Võ Nguyên Giáp; dài 4,8 km; rộng 68 m;

Đường Trường Sa (Đông Anh) cho đoạn từ ngã tư giao cắt cầu vượt Võ Nguyên Giáp (thôn Ngọc Chi, xã Vĩnh Ngọc) đến chân cầu Đông Trù, xã Đông Hội) dài 7,3 km; rộng 68 m;

Đường Lý Sơn (Long Biên) cho đoạn từ nút giao cầu vượt đường 5 với đường Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Văn Linh đến phía đông nam chân cầu Đông Trù.
 

Các quận có nhiều đường phố mới được đặt, đổi tên gồm: Bắc Từ Liêm với 4 đường phố (Phố Lộc, Mạc Xá, Phúc Minh, Tây Đam); Long Biên với 9 đường phố (Bát Khối, Đồng Dinh, Hội Xá, Kim Quan Thượng, Lý Sơn, Vũ Đức Thận, Trần Danh Tuyên, Chu Huy Mân, Đàm Quang Trung).

HĐND Thành phố cũng quyết nghị điều chỉnh độ dài của 6 tuyến đường, gồm: Phố Tôn Thất Thiệp (quận Ba Đình, Hoàn Kiếm) cho đoạn từ điểm cuối phố đến ngã 3 giao cắt phố Lý Nam Đế; Phố Hào Nam (Đống Đa) cho đoạn từ điểm cuối phố đến ngã 5 giao cắt với các phố Giảng Võ, Cát Linh, Giang Văn Minh; Đường Cổ Linh (Long Biên) cho đoạn từ điểm cuối đường đến nút giao cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; Phố Kẻ Tạnh (Long Biên) cho đoạn từ điểm cuối phố đến ngã 3 đường quy hoạch 12m Khu đô thị Việt Hưng; Phố Lưu Hữu Phước (Nam Từ Liêm) cho đoạn từ cuối phố đến ngã 4 giao cắt với đường Khu đô thị Mỹ Đình I; Phố Triều Khúc (Thanh Trì) cho đoạn từ điểm cuối phố đến ngã 3 đường xóm Chùa đi đường Chiến Thắng (Hà Đông).

Một công trình công cộng được đặt tên là cầu Đông Trù (huyện Đông Anh), cây cầu bắc qua sông Đuống có điểm đầu thuộc phường Ngọc Thuỵ, quận Long Biên điểm cuối thuộc địa phận thôn Đông Trù, xã Đông Hội với chiều dài trên 1,1 km, rộng 46-54m. 
 

Trong báo cáo thẩm tra về tờ trình của UBND Thành phố, Ban Văn hóa - Xã hội cho biết, việc đặt tên đường Hoàng Sa và Trường Sa tại Thủ đô Hà Nội đã được Đảng bộ và chính quyền thành phố Hà Nội giao cho các cơ quan liên quan nghiên cứu và tổ chức thực hiện từ năm 2010. Đây chính là nguyện vọng của nhân dân Thủ đô và cả nước. 

Do vậy, việc lựa chọn những tuyến đường xuyên tâm, đẹp nhất để xứng tầm vóc và thể hiện tinh thần trách nhiệm, tình yêu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đã được khảo sát kỹ lưỡng và toàn diện. Qua nghiên cứu, khảo sát, đến nay các sở, ngành và Hội đồng tư vấn khoa học lựa chọn được hai tuyến đường to, rộng, đẹp, mới hoàn thành và phù hợp để đặt tên đường Hoàng Sa, Trường Sa. 

 

 

                                                             Theo

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục