Ngày 19/2 (mùng 10 tháng Giêng), UBND huyện Mai Châu tổ chức lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) quốc gia Keng loóng và lễ hội Xên Mường. Tham dự có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL; Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các ban, sở, ngành, các huyện, thành phố; đại biểu các huyện thuộc các tỉnh: Thanh Hóa, Sơn La, Nam Định, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Bình cùng đông đảo du khách và người dân.


Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và đại biểu dâng hương tại đền Làng Bôn, xã Chiềng Châu (Mai Châu) tưởng nhớ các bậc nhân thần tiền bối.


Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tinh uỷ đánh trống khai hội.


Lãnh đạo Bộ VH-TT&DL trao chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Keng loóng cho lãnh đạo huyện Mai Châu.

Keng loóng là một trong những sinh hoạt văn hóa dân gian nổi bật của cộng đồng người Thái ở huyện Mai Châu, gắn với đời sống của người dân từ rất lâu đời. Nghệ thuật múa Keng loóng dân tộc Thái trở thành loại hình văn hóa tinh thần không thể thiếu, đặc biệt trong các dịp lễ hội, như: lễ mừng cơm mới, lễ Xên bản – Xên Mường, lễ chá chiêng, Tết Nguyên đán... góp phần nuôi dưỡng cốt cách, tâm hồn người Thái ở huyện Mai Châu. Tháng 11/2023, Bộ VH-TT&DL ban hành Quyết định số 4346/QĐ-BVHTTDL về việc đưa tập quán xã hội và tín ngưỡng Keng loóng của người Thái huyện Mai Châu vào danh mục DSVHPVT quốc gia.

Lễ đón nhận DSVHPVT quốc gia Keng loóng được tổ chức trong không gian lễ hội Xên Mường, là dịp để tôn vinh di sản với sức sống mãnh liệt, đồng thời tri ân những nỗ lực bền bỉ của cộng đồng và lớp lớp nghệ nhân trong việc bảo tồn, phát huy giá trị của di sản, thúc đẩy trách nhiệm trao truyền di sản giữa các thế hệ và thực hành di sản trong đời sống đương đại.

Tại sự kiện, lãnh đạo Sở VH-TT&DL đã thông tin tóm tắt giá trị DSVHPVT tập quán xã hội và tín ngưỡng Keng loóng của người Thái huyện Mai Châu. Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL trao chứng nhận DSVHPVT quốc gia Keng loóng cho chủ thể.

Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tinh uỷ đã đánh trống khai hội. Tiếp đó, các đại biểu, du khách và Nhân dân đã được thưởng thức nghệ thuật Keng loóng của các nghệ nhân; màn múa Keng loóng đặc sắc, vui nhộn; màn nghệ thuật lễ hội "Xên Mường” gồm 3 chương: Cội nguồn; Bình minh ngày mới, Mai Châu - bản hùng ca ngời sáng.

Trong ngày mở hội Xên Mường, các đồng chí lãnh đạo tỉnh, Bộ VH-TT&DL, các huyện, thành phố đã thực hiện nghi thức dâng hương tại đền Làng Bôn, nghi thức trồng cây tại sân đền Làng Bôn và tham quan các gian hàng ẩm thực. Lễ hội diễn ra với phần lễ trang nghiêm, phần hội có nhiều hoạt động văn hoá, thể thao thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống, gửi gắm thông điệp quảng bá tiềm năng du lịch quê hương Mai Châu, mang đến những trải nghiệm thú vị về vùng đất đậm bản sắc và giàu lòng mến khách.   


Nghệ thuật Keng loóng do các nghệ nhân trên địa bàn huyện Mai Châu thể hiện với trích đoạn "Ếch ăn trăng".


Màn Keng loóng mở đầu chương trình nghệ thuật đặc sắc.


Các đại biểu cùng đông đảo Nhân dân và du khách chứng kiến sự kiện.

 Đặc sắc màn nghệ thuật lễ hội "Xên Mường" với 3 chương:


Chương 1 - Cội nguồn


Chương 2 - Bình minh ngày mới


Chương 3 - Mai Châu - Bản hùng ca ngời sáng


Các đại biểu và Nhân dân vui lễ hội


Thầy mo thực hiện nghi lễ mở đầu lễ hội "Xên Mường".


Trong khuôn khổ phần hội của lễ hội Xên Mường diễn ra Hội thi trưng bày ẩm thực.


Thi đấu các môn thể thao dân tộc: đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ.


Du khách trải nghiệm hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian độc đáo Keng loóng.

Bùi Minh


Các tin khác


Lễ hội Mường Động Xuân Giáp Thìn 

Ngày 17/2 (mùng 8 tháng Giêng) UBND xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) tổ chức lễ hội Mường Động Xuân Giáp Thìn - 2024.

Lễ hội rước Bụt hang Khụ Dúng

Trong 2 ngày 17 - 18/2 (tức mùng 8 - 9 tháng Giêng), xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) tổ chức lễ hội rước Bụt hang Khụ Dúng.

Tự hào mặc trang phục dân tộc Mường

Đó là khẳng định của nhiều người khi chúng tôi hỏi về niềm tự hào được mặc trang phục truyền thống của dân tộc Mường trong những ngày trọng đại, dịp lễ, Tết hay ngày hội lớn ở các vùng Mường. Trang phục truyền thống dân tộc Mường có vẻ đẹp duyên dáng, tinh tế, tạo nên giá trị văn hoá đặc sắc nối liền từ quá khứ, hiện tại đến tương lai.

Thăm Khu di tích Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội được biết đến là một trong những điểm di tích lịch sử thu hút đông đảo khách du lịch. K9 nằm trên núi U Rồng thuộc dãy Tản Viên, Đá Chông mang vẻ đẹp nguyên sơ, tĩnh mịch với những hàng thông xù xì, vạm vỡ, lá kim vi vút bốn mùa. Xen kẽ là những loài cây gỗ lớn lá rộng có hàng trăm, hàng ngàn năm tuổi, từng là căn cứ địa của Trung ương và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây cũng là nơi giữ gìn thi hài Bác giai đoạn 1969 - 1975. Chính vì vậy Khu di tích K9 có ý nghĩa đặc biệt trong lịch sử nước nhà và cũng là nơi để du khách tham quan, học tập. Trung bình mỗi ngày nơi đây thu hút trên 1.000 lượt người đến tham quan.

Huyện Mai Châu: Người có uy tín - “cầu nối” gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc

Với vốn hiểu biết phong phú, nhất là về phong tục, tập quán và bản sắc văn hóa dân tộc, người có uy tín đã phát huy vai trò quan trọng trong việc gìn giữ, phát huy các phong tục truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đồng thời xóa bỏ các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan. Họ cũng là những người tích cực vận động nhân dân quyên góp tiền, ngày công xây dựng nhà văn hóa và góp phần phát huy, giữ gìn phong tục, bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào các dân tộc; cùng chung sức giữ gìn tiếng nói, chữ viết, tri thức dân gian, các món ăn, bài thuốc và nghệ thuật trình diễn dân gian.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục