(HBĐT) - Những làn điệu hát ví, hát đối, ru ún, thường rang, bộ mẹng giờ đây lại được vang ngân, lan tỏa cùng nhịp sống đổi mới trên khắp các bản làng Mường Bi. Không chỉ hát ở các dịp lễ hội, các cuộc giao lưu văn hóa, văn nghệ, dân ca Mường đang ngày càng phổ biến hơn qua lời hát ru bên nôi, khi tỏ tình nam nữ, hát sắc bùa trong lễ hội đầu xuân, hát thường rang khi làm nương rẫy...

 


Làn điệu dân ca là món ăn tinh thần đặc sắc, không thể thiếu trong hoạt động Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2020.

Theo đồng chí Đinh Sơn Tùng, Trưởng Phòng VH-TT huyện Tân Lạc, những năm gần đây, cùng với việc quan tâm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Mường nói chung, các làn điệu dân ca Mường được chú trọng lưu giữ, phát triển.

Năm 2019, cùng với 2 lớp truyền dạy các bài chiêng khoảng 60 học viên, huyện mở 1 lớp dạy dân ca Mường tại xóm Chiến, xã Vân Sơn với 30 người từ các xóm, xã vùng cao của huyện theo học. Theo chia sẻ của nghệ nhân Bùi Thị Miên, xã Phong Phú - người trực tiếp truyền dạy dân ca thì việc học ngày càng thu hút nhiều lứa tuổi. Nhiều người cao tuổi cũng muốn tham gia, theo dõi để khắc sâu thêm những làn điệu của dân tộc, quê hương. Đặc biệt, sau mỗi khóa học, các học viên đều phát huy được vốn kiến thức, kỹ năng đã học, góp phần đưa các làn điệu dân ca gần gũi hơn với cuộc sống, nâng cao chất lượng phong trào văn hóa, văn nghệ ở cơ sở và sự hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân.

Ngoài nghệ nhân Bùi Thị Miên, trên địa bàn huyện còn có hàng chục nghệ nhân am hiểu, tâm huyết với việc truyền dạy nhằm góp phần giữ gìn, bảo tồn các làn điệu dân ca. Những thế hệ tiếp nối giờ đây cũng đã trở thành nghệ nhân truyền dạy dân ca Mường như các anh, chị: Bùi Thị Mơ ở xã Ngọc Mỹ; Bùi Thị Bính ở xã Đông Lai; Bùi Thị Thư, Đinh Thị Đưn, Bùi Thị Nga, Bùi Văn Hoàng ở xã Phong Phú... Kể từ năm 2016, việc mở các lớp truyền dạy dân ca Mường đã thu hút trên 200 học viên tham gia. Học viên là những hạt nhân nòng cốt trong biểu diễn, lưu giữ, phát huy bản sắc văn hóa, những làn điệu dân ca tại cơ sở.

Trong vài năm gần đây, ý thức về giá trị của dân ca Mường nói riêng, bản sắc văn hóa dân tộc Mường nói chung được khơi dậy trong cộng đồng. Năm 2017, lần đầu tiên có 1 câu lạc bộ (CLB) bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc được ra mắt tại xóm Ngòi, xã Suối Hoa. Năm 2019 có thêm 1 CLB bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc được thành lập ở xóm Định, thị trấn Mãn Đức. Các CLB đẩy mạnh hoạt động truyền dạy đánh chiêng, các làn điệu dân ca, dân vũ, hát đối đáp, thường rang, bộ mẹng, duy trì việc mặc trang phục dân tộc, giữ gìn bản sắc qua lời ăn tiếng nói...

Với quyết tâm không để các làn điệu dân ca Mường bị mai một, huyện tập trung những giải pháp thiết thực, cụ thể khác như phối hợp với Phòng GD&ĐT mở lớp dạy dân ca trong giờ học ngoại khóa của học sinh tại các nhà trường. Qua đó, giúp các em hiểu được giá trị dân ca, có ý thức bảo tồn các làn điệu dân ca. Tổ chức hoạt động lễ hội làm phong phú thêm đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, giới thiệu bản sắc văn hóa tới du khách bốn phương. Thường xuyên tổ chức hội diễn văn nghệ, giao lưu văn nghệ cụm xã nhằm động viên, đánh giá chất lượng phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng. Từ đây, các làn điệu dân ca như hát sắc bùa, thường rang, bộ mẹng... đã và đang dần phổ biến trong đời sống của người dân Mường Bi.  

                                                                   Bùi Minh


Các tin khác


Khai mạc những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 3/5, tại Hà Nội, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Lễ khai mạc "Những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục