Khu di tích K9 Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội được biết đến là một trong những điểm di tích lịch sử thu hút đông đảo khách du lịch. K9 nằm trên núi U Rồng thuộc dãy Tản Viên, Đá Chông mang vẻ đẹp nguyên sơ, tĩnh mịch với những hàng thông xù xì, vạm vỡ, lá kim vi vút bốn mùa. Xen kẽ là những loài cây gỗ lớn lá rộng có hàng trăm, hàng ngàn năm tuổi, từng là căn cứ địa của Trung ương và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây cũng là nơi giữ gìn thi hài Bác giai đoạn 1969 - 1975. Chính vì vậy Khu di tích K9 có ý nghĩa đặc biệt trong lịch sử nước nhà và cũng là nơi để du khách tham quan, học tập. Trung bình mỗi ngày nơi đây thu hút trên 1.000 lượt người đến tham quan.


Hướng dẫn viên giới thiệu về lịch sử Khu di tích Đá Chông.

Tháng 5/1957, trong một lần đi kiểm tra Trung đoàn 36, Sư đoàn 308 diễn tập bên sông Đà, buổi trưa, Hồ Chủ tịch nghỉ ăn cơm tại một khu đồi ở Đá Chông. Người đã nhận ra linh khí trong thế núi hình sông của vùng đất này. Dãy Tản Viên Sơn ở phía Đông, dãy Thiết Sơn ở phía Tây lại thêm dòng Đà Giang độc đáo liền kề, xét theo phong thủy thật là đắc địa cho việc dựng căn cứ. Người trao đổi với các đồng chí trong đoàn muốn chọn nơi này làm khu căn cứ của Trung ương, đề phòng đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc.

Đây là khu vực ở độ cao chừng 250 m, diện tích rộng 234 ha, phần lớn là đồi rừng, có 2 hồ rộng, nhiều đá nhọn như chông, như mác chĩa thẳng lên tạo thế bên sông Đà, vì vậy nhân dân gọi là Đá Chông. Còn K9 là tên biệt danh đặt cho khu căn cứ tránh tình báo dịch được. Ngày nay gọi là Khu di tích K9 Đá Chông.

Khi khu căn cứ Đá Chông bắt đầu hình thành, Cục Doanh trại (Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng) xây dựng ngôi nhà cùng hệ thống hầm hào, công sự xung quanh từ những năm 1960 và gọi tên là công trường K9. Ngôi nhà 2 tầng được thiết kế theo kiểu nhà sàn, ngôi nhà quen thuộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội. Vì vậy ngôi nhà còn được gọi với cái tên thân mật là "Nhà sàn". Nhà được gắn biển "Nhà làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ 1960 - 1969". 

Trong những năm Mỹ đánh phá Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, Hồ Chủ tịch và Trung ương đã nhiều lần lên K9 làm việc và nghỉ ngơi. Khu căn cứ có 3 khu vực: Khu A dành cho Bộ Chính trị họp và tiếp khách; khu B dành cho các đồng chí lãnh đạo nghỉ; khu C dành cho các đồng chí bảo vệ và phục vụ.
Từ "nhà sàn" xuống đồi, từng bậc và chiếu nghỉ được trải bằng sỏi cuội (có 81 bậc). Con đường được làm cùng thời điểm với ngôi nhà 2 tầng, Hồ Chủ tịch yêu cầu đổ sỏi cho mát khi anh em định lát gạch. Khi Hồ Chủ tịch qua đời (2/9/1969), Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định chọn Khu căn cứ Đá Chông (K9) để xây dựng thêm công trình "Ngôi nhà kính", "Hầm ngầm" phục vụ nhiệm vụ giữ gìn thi hài Bác do nơi đây bảo đảm được các yếu tố: yên tĩnh, bí mật, thuận tiện giao thông. Nhà kính được các chuyên gia y tế Liên Xô sử dụng trong 6 năm chiến tranh (1969 - 1975) để thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ Việt Nam giữ gìn lâu dài thi thể Hồ Chủ tịch.

 Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khánh thành và đi vào hoạt động từ ngày 2/9/2015. Nhà có diện tích tổng thể 400m2, xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống Bắc Bộ với hình ảnh cột kèo, mái ngói đỏ. Tại đây là nơi thường xuyên tổ chức các hoạt động đoàn thể quan trọng như kết nạp Đoàn, kết nạp Đảng, lễ báo công, trao huy hiệu…

 Tham quan tại Khu di tích lịch sử Đá Chông, cô giáo Nguyễn Thị Hiền, Phó Hiệu trưởng Trường TH&THCS Cù Chính Lan,  TP Hòa Bình chia sẻ: Đây là một hoạt động nằm trong chương trình sinh hoạt ngoại khoá của nhà trường tổ chức cho trên 300 giáo viên, học sinh, phụ huynh tham gia đã đem lại nhiều trải nghiệm đáng nhớ, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mọi người hiểu hơn về lịch sử dân tộc, về Bác Hồ kính yêu.

Theo lãnh đạo Ban quản lý Khu di tích, hiện nay, Khu di tích K9 luôn được bảo tồn, tôn tạo và phát huy tích cực các giá trị di sản lịch sử, văn hóa về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt sau khi Bộ Chính trị thông qua Đề án "Giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và phát huy ý nghĩa chính trị, văn hóa của Công trình Lăng trong giai đoạn mới" (tháng 4/2010), Khu di tích K9 được đầu tư tôn tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu của đồng bào đến với Bác. Trong đó công trình Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những công trình trọng điểm được xây dựng để đồng bào đến dâng hương tưởng niệm Người. Đây là cơ hội để cán bộ, công nhân viên, chiến sỹ đơn vị phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, đóng góp sức mình để góp phần làm cho nơi đây thật sự là địa danh lịch sử cách mạng, văn hóa, là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng, nhất là đối với thế hệ trẻ Việt Nam, giúp thế hệ trẻ có nhận thức đúng đắn về lịch sử góp phần hun đúc tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, từ đó tiếp tục phát huy truyền thống, đạo lý tốt đẹp "Uống nước, nhớ nguồn”, thường xuyên tu dưỡng, học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.


Hải Linh

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục