(HBĐT) - Tân Lạc - Mường Bi là một trong 4 Mường lớn, được coi là cái nôi của người Mường có nền văn hóa phong phú, đặc sắc với sử thi “Đẻ đất, đẻ nước”; văn hóa của những nhạc cụ dân tộc có cồng chiêng, trống, sáo, nhị và những lời ca thường rang, bọ mẹng, hát ví, hát đúm, những điệu múa cờ, múa quạt, múa chuông... Truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời, những giá trị văn hóa độc đáo mang đậm nét dân tộc tốt đẹp đang là khởi nguồn truyền thống tiếp thêm sức mạnh cho Mường Bi phát triển trong công cuộc đổi mới hôm nay.

 

Núi Cột Cờ như biểu trưng cho hình ảnh quê hương Mường Bi tọa lạc ở các xã Địch Giáo, Gia Mô, Lỗ Sơn. Núi Cột Cờ tồn tại cùng trời đất, chứng kiến sự thay đổi quê hương Mường Bi tươi đẹp. Chỉ mươi năm trước thôi, từ khu vực các xã quanh núi Cột Cờ mà lên được các xã vùng cao là hành trình gian nan mất tới cả ngày đường - mịt mùng và xa lắc, xa lơ. Người vùng cao ở lưng chừng dốc khi thấy núi Cột Cờ lòng mới nhẹ nhàng vì coi như tới trung tâm huyện. Cán bộ xã tới huyện và ngược lại hầu như phải ngủ lại mỗi khi có dịp công tác. Còn giờ, chỉ mất nửa tiếng đồng hồ từ trung tâm huyện có thể lên tận các xã Quyết Chiến, Lũng Vân, Ngổ Luông…

 

 

Hạ tầng xã Địch Giáo (Tân Lạc) đáp ứng tiêu chuẩn nông thôn mới.

 

Từ trên lưng chừng dốc lên các xã vùng cao có thể chiêm ngưỡng sự đổi thay của quê hương Mường Bi. Vẫn là những cánh đồng bất tận, trong sắc lúa vàng và hương thơm nhẹ bâng của trăng ngà và gió, khi đêm xuống là nơi hẹn hò nên duyên đôi lứa, là tiếng chiêng âm vang, trầm hùng mỗi mùa lễ hội. Bây giờ vùng núi Cột Cờ đẹp như mơ trong làn mây mỏng. Trong màu xanh của nương ngô, cây trái, là những con đường được cứng hóa ra tận ruộng đồng làng quê đổi mới trong ấm no, hạnh phúc.

 

Chủ tịch UBND xã Địch Giáo Bùi Văn Đích tâm sự: Quê hương mình thay đổi thật rồi. Là xã thuần nông, được hỗ trợ của Nhà nước và cố gắng của người dân, Địch Giáo đã có bước tiến dài trong sản xuất và đời sống. Đường giao thông được cứng hóa tới tận thôn xóm, hệ thống kênh mương được cứng hóa. Cả ba trường học đều đạt chuẩn quốc gia... Nhiều mô hình liên kết hợp tác, hỗ trợ phát triển sản xuất đã cải thiện mạnh mẽ, đời sống nhân dân được thụ hưởng cuộc sống mới. Xã đã đạt chuẩn NTM, thu nhập bình quân đạt 22 triệu đồng, hộ nghèo còn 6%.

 

Vùng đất Mường Bi đang vươn lên mạnh mẽ. Từ các nguồn lực đầu tư hiệu quả, kết cấu hạ tầng, diện mạo nông thôn miền núi đổi thay rõ rệt. Đường giao thông được cứng hóa, vươn tới vùng cao, vùng khó khăn. Tất cả các xã đều có trường học, trạm y tế được xây kiên cố bảo đảm cho học tập và chăm sóc sức khỏe người dân. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia đạt 99,8%. Hệ thống kênh mương được cứng hóa phục vụ tốt hơn yêu cầu sản xuất. Trung tâm Mường Bi giờ đã là phố phường, KDC tấp nập, đêm về có ánh đèn đô thị. Chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện theo thời gian.

 

Sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện. Huyện duy trì tốt diện tích gieo trồng hàng năm. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, năng suất lúa và các loại cây trồng nâng lên trông thấy. Huyện bảo đảm vững chắc an ninh lương thực. Tư duy sản xuất mới dần hình thành. Hướng đi trong sản xuất nông nghiệp đã định hình khá hiệu quả như đưa các cây trồng vào đất lúa kém hiệu quả, xây dựng vùng sản xuất đặc thù cây, con hàng hóa, cải thiện thu nhập cho nông dân. Các xã vùng dọc quốc lộ 12 B đã xây dựng vùng bưởi đỏ, bưởi da xanh đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng /ha. Nam Sơn trồng quýt ngọt, Bắc Sơn trồng tỏi tía, trồng ngô, lạc hè - thu trên đất dốc. Quyết Chiến phát triển su su lấy quả, lấy ngọn. Phú Vinh, Phú Cường trồng cỏ chăn nuôi trâu, bò. Thanh Hối, Tử Nê, Mãn Đức phát triển gia súc theo hướng vỗ béo, nuôi nhốt. Phong Phú phát triển mía tím. Trung Hòa, Ngòi Hoa phát triển nghề nuôi cá lồng...

 

Cùng với sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ cũng có những khởi động tích cực. Các ngành nghề chế biến nông sản, đan lát mây, tre và dệt thổ cẩm đã tận dụng lao động nhàn rỗi, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm bình quân từ 3-6%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 34% theo chuẩn nghèo đa chiều. Trong quá trình đổi mới, Mường Bi vẫn giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp với các lễ hội truyền thống, đó là Khai hạ, duy trì các hình thức sinh hoạt mang đậm bản sắc văn hóa Mường Bi, giữ gìn nhà sàn Mường. Một cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc đang trải dài trên quê hương Mường Bi - Tân Lạc.

 

 

                                                                          Lê Chung

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục