(HBĐT) - Danh thắng phong phú; truyền thống văn hóa ngàn đời; những phong tục, tập quán đẹp, gợi trí tò mò. Thế nhưng, nhiều du khách có cảm giác hẫng hụt, tiếc nuối khi đến với du lịch Mường Bi.

 

Thiếu sản phẩm du lịch độc đáo 

Là điểm du lịch cộng đồng mới của huyện, làng Mường ải bắt đầu đón khách từ năm 2014, du khách quốc tế rất ưa thích. Xóm đã triển khai các hoạt động du lịch, dịch vụ như du khách đi bộ thăm quan bản, làng, kiến trúc nhà sàn, mua sắm đồ lưu niệm, thưởng thức ẩm thực, đêm xem biểu diễn nghệ thuật, nghe người dân kể những áng mo sử thi nổi tiếng của dân tộc Mường. Tuy nhiên, ở đây thiếu các hoạt động bổ trợ.  

Còn xóm Cú – xã Tử Nê đón khách từ năm 2007, chủ yếu khách quốc tế thăm quan, giao lưu văn nghệ, lao động cùng người dân bản địa, thưởng thức ẩm thực. Riêng dịch vụ bổ trợ để kéo dài thời gian lưu trú của du khách chưa có.  

Vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú của động Tớn,  xã Nam Sơn (Tân Lạc) vẫn chưa được đưa vào khai thác.

Có lợi thế để phát triển du lịch nhưng theo chia sẻ của đồng chí Buif Minh Hồng, trưởng phòng văn hóa huyện, hạn chế lớn nhất hiện nay là sản phẩm du lịch còn đơn điệu, giá trị gia tăng thấp, thiếu sản phẩm độc đáo, hấp dẫn khách du lịch. Vì thế mà chưa thể khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch, đặc biệt tiềm năng tự nhiên. Thêm vào đó, điểm du lịch chưa có sự kết nối quan trọng của tỉnh như hồ Hòa Bình,  điểm du lịch quốc gia Mai Châu và các điểm du lịch khác. Chưa kể, trên địa bàn còn thiếu các sản phẩm du lịch, các hoạt động về đêm phục vụ du khách. Điều này cũng lý giải vì sao thời gian lưu trú của khách còn ngắn. Trong khi đó, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ khách du lịch chưa được đầu tư đồng bộ, nhất là hệ thống giao thông kết nối các khu, điểm du lịch. Hệ thống cơ sở vật chất du lịch, cụ thể là cơ sở lưu trú, dịch vụ vui chơi, giải trí… chưa được đầu tư để đáp ứng nhu cầu khách du lịch.  

Từ năm 2012 đến nay, số lượng khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn cũng như số buồng không thay đổi, chỉ phát triển thêm các nhà nghỉ cộng đồng tại làng Mường ải và xóm Cú cho thấy nhu cầu lưu trú tại huyện của du khách rất ít. Chất lượng các nhà nghỉ còn thấp, hệ thống tiện nghi phục vụ du lịch  yếu kém. Duy nhất có khách sạn An Lạc ở thị trấn Mường Khến đạt tiêu chuẩn 2 sao. Nhu cầu buồng cần đáp ứng với số lượng khách du lịch hiện tại khoảng 106 buồng với công suất sử dụng buồng 50% nhưng với 9 cơ sở lưu trú, 74 buồng, trong đó có 1 khách sạn, 4 nhà nghỉ, 4 nhà nghỉ cộng đồng chỉ mới đáp ứng được 70% lượng khách /năm.  

 Năm 2005, tổng thu từ khách du lịch đến huyện là 3, 7 tỷ đồng, chỉ chiếm 2,82% tổng thu từ du lịch của tỉnh. Đến năm 2015, so với tổng thu của tỉnh, tổng thu từ khách du lịch đến huyện vẫn ít ỏi (10, 6 tỷ đồng, tương đương 1,28%). Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2005 – 2015 đạt 11,10%, trong đó, nguồn thu từ khách nội địa chiếm 93%, khách du lịch chỉ chiếm 7%. Tỷ lệ tổng thu du lịch của huyện so với tỉnh ngày càng có xu hướng giảm. Được biết, du lịch huyện đang loay hoay tìm cơ hội bứt phá nhưng cái khó bao trùm là thiếu nghiêm trọng nguồn lực đầu tư. Hàng năm, tổng thu ngân sách của huyện khoảng 29 tỷ đồng, trong khi chi ngân sách khoảng 250 tỷ đồng. Một số điểm du lịch đã đầu tư nhưng qua thời gian đã xuống cấp chưa thể phục vụ phát triển du lịch. Vấn đề thu hút nguồn lực từ bên ngoài càng khó hơn, nhà đầu tư còn dè dặt. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch hạn chế đã không kích thích được khả năng chi tiêu của khách, mặt khác hạn chế thời gian lưu trú của khách du lịch.       

Cần định hướng tổng thể cho du lịch Mường Bi  

Chỉ khi đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, từng bước quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và hợp tác phát triển với các vùng, miền trong tỉnh, du lịch Mường Bi mới tạo đà khởi sắc, trở thành điểm đến hấp dẫn của tỉnh và các vùng lân cận của huyện theo hướng phát triển du lịch bền vững.    

Theo quy hoạch phát triển du lịch tỉnh giai đoạn 2014 – 2020 và tầm nhìn năm 2030, Tân Lạc thuộc cụm du lịch Mai Châu – Tân Lạc – Lạc Sơn – Cao Phong với hướng khai thác phát triển du lịch văn hóa lịch sử, sinh thái, cộng đồng. Đến năm 2020, Tân Lạc phấn đấu đón gần 100.000 lượt khách và đến năm 2030 đón khoảng 150.000 lượt khách. Huyện tập trung nguồn lực khai thác thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, úc, mở rộng thị trường mới là Trung Quốc, Đức, Anh, các nước ASEAN. Thị trường khách du lịch nội địa tập trung luồng khách từ Hà Nội và các đô thị lớn, vùng đồng bằng sông Hồng và luồng khách từ các tỉnh lân cận trên QL6, QL12B.  

Về phát triển sản phẩm sẽ đầu tư phát triển du lịch cộng đồng tại xóm ải, xóm Cú, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm sinh thái và giáo dục môi trường, du lịch văn hóa tâm linh tín ngưỡng và du lịch văn hóa – lễ hội. Tổng vốn đầu tư phát triển du lịch của huyện ở giai đoạn 2015 – 2020 cần khoảng 826 tỷ đồng, giai đoạn 2021 – 2025 khoảng 1, 270 tỷ đồng, giai đoạn 2026 – 2030 khoảng 300 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước khoảng 4%, vốn xã hội hóa chiếm 96%, tương đương 2.300 tỷ đồng. Huyện cũng đang xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với khu du lịch còn nhiều khó khăn về điều kiện hạ tầng nhưng có tiềm năng to lớn phát triển du lịch, ưu đãi đầu tư vào khai thác văn hóa bản địa cho phát triển du lịch cộng đồng.  

Mới đây có 2 công ty đăng ký đầu tư vào du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng trên địa bàn, đó là dự án đầu tư cho xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa mở ra định hướng du lịch sinh thái gắn với du lịch cộng đồng do Công ty CP du lịch Hòa Bình làm chủ đầu tư. Một doanh nghiệp khác đã được UBND tỉnh đồng ý chủ trương đầu tư khu nghỉ dưỡng sinh thái tại xóm Bắc Hưng, xã Quyết Chiến. Với những tín hiệu đáng mừng từ thu hút đầu tư, du lịch Mường Bi đang có những lực đẩy quan trọng, khai thác hiệu quả tiềm năng vốn có, hy vọng tương lai không xa đủ sức hấp dẫn để trở thành điểm đến “thương nhớ”. 

                                                                   Bùi Minh 

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục