(HBĐT) - Từ một xóm nằm trên vùng lòng hồ sông Đà với 10 hộ dân, giờ đây xóm Đá Bia, xã Tiền Phong (Đà Bắc) đã có 39 hộ được nhiều người biết đến với điểm du lịch homestay.

 

Một chiều cuối đông, chúng tôi trở lại xóm Đá Bia. Lần trước, đoạn đường dài gần 20 km từ xã Vầy Nưa lên Tiền Phong rải cấp phối đi mất một tiếng đồng hồ. Lần này là con đường trải nhựa chạy men theo lòng hồ. Chỉ còn chừng 2 km từ xóm Oi Nọi vào là đường đất. Trước những năm 1970, xóm Đá Bia nằm dưới lòng hồ sông Đà. Với địa thế gần sông, gần rừng nên nơi đây thuận lợi trồng ngô, màu, rừng và đánh bắt thủy sản. Sau khi làm thủy điện, người dân được “vén” lên cao. Phần lớn các hộ vào Nam sinh sống, còn lại hơn 10 hộ bám trụ trên vùng lòng hồ. Những người ở lại sinh sống bằng trồng rừng, cây màu và đánh bắt thủy sản trên lòng hồ. Xa trường, nhiều con em bỏ dở việc học, nhiều gia đình không có điều kiện cho con đi học.

Quán tự giác là một điểm thu hút du khách của xóm Đá Bia, xã Tiền Phong (Đà Bắc).

Trước những khó khăn đó, Nhà nước đã đầu tư cho xóm làm đường từ xóm Oi Nọi vào Đá Bia. Có đường, con tôm, con cá, củ sắn, bắp ngô bán được thuận lợi. Một số hộ chuyển đi nơi khác quay về trốn cũ sinh sống. Anh Bùi Văn Mềnh, Trưởng xóm Đá Bia cho biết: Hiện nay, xóm có 39 hộ với 178 khẩu và chia làm 2 khu. Khu trung tâm có 31 hộ, khu bên sông có 8 hộ. Cùng với sự nỗ lực của bà con, những năm qua, thông qua các dự án đã đầu tư xây dựng chi trường tiểu học, mầm non, công trình nước hợp vệ sinh, hỗ trợ bà con trồng hơn 100 ha rừng,  ngô, sắn, hơn 30 hộ nuôi 60 lồng cá. 

 

Trong những năm qua, Ban Dân tộc tỉnh đã hỗ trợ bà con giống bò, lợn. Từ những con giống được hỗ trợ, đàn bò của xóm đã nhân rộng, đời sống của bà con ngày càng ổn định.

 

Trở lại lần này, ngoài ấn tượng những căn nhà sàn đặc trưng nằm ven lòng hồ là quán tự giác. Tôi đã nghe nói hình thức bán hàng này ở Nhật Bản chứ không phải ở mình. Anh Bùi Văn Mềnh chia sẻ: Hình thức bán hàng này của người dân trong xóm có từ lâu rồi, từ ngày chưa làm thủy điện Hòa Bình. Sau khi làm thủy điện, còn ít hộ ở đây nên không ai mở quán này nữa. Từ năm 2014 trở lại đây, quán được mở trở lại. ở xóm ai có gì thì mang tới bán và được đặt trong giỏ. Sản phẩm được ghi giá bán. Người bán bỏ hàng đó rồi về nhà. Ai đến mua thì tự giác bỏ tiền vào đó và mang hàng về. Với tính tự giác cao, chẳng ai lấy của ai. Với lợi thế nằm trên lòng hồ không khí thoáng mát, thuận lợi phát triển du lịch. Năm 2014, được dự án Afad hỗ trợ 3 gia đình của xóm đã đầu tư cơ sở hạ tầng để làm du lịch cộng đồng. Tuy mới làm được 2 năm nay nhưng lượng khách nước ngoài, khách trong nước có hàng trăm người.

 

Chúng tôi đến gia đình chị Bùi Thị Mông, chị đang ở nhà làm cơm cho khách. Chị bày tỏ: Năm 2014, gia đình tôi được dự án hỗ trợ 125 triệu đồng đầu tư làm du lịch. Tôi sửa sang nâng cấp nhà sàn, xây công trình phụ, mua thuyền. Năm ngoái, gia đình đón gần 200 khách, năm nay đón hơn 150 khách đến nghỉ ngơi, ăn uống. Ngoài ra còn phục vụ khách đi thuyền vào suối tắm. Thu nhập của gia đình được cải thiện đáng kể.

 

Trước đây, gia đình chị Đinh Thị Nhiệu có 4 khẩu, chỉ trồng ngô, sắn và luồng. Mỗi năm gia đình chị thu nhập từ 15-20 triệu đồng. Cuối năm 2015, được dự án hỗ trợ 125 triệu đồng, chị làm nhà sàn mới, xây dựng công trình phụ để đón khách. Nhà chị có các dịch vụ ngủ nhà sàn, ăn đặc sản địa phương, cho thuê xe đạp, chèo thuyền. Từ đầu năm đến nay, gia đình đón gần 200 khách. Nguồn thu từ du lịch nên gia đình tôi có điều kiện cho các con đi học THPT và đại học.

 

Cùng với phát triển du lịch, hiện nay, hàng hóa của người dân làm ra bán được giá cao hơn. Khách đến đây ai cũng muốn thưởng thức những sản phẩm do bà con làm ra. Đời sống của người dân nơi đây ngày càng thay đổi.

 

                                                                     Việt Lâm

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục