(HBĐT) - Ngày 4/2 (tức ngày mùng 8 tết ), huyện Tân Lạc đã long trọng tổ chức Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2017. Đến dự có các đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành của tỉnh và lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Tân Lạc, cùng đông đảo bà con nhân dân các dân tộc trong huyện.

 

 Nghi thức rước kiệu Quốc mẫu Hoàng Bà về vui hội.

 

 Nghệ nhân Bùi Văn Ểu trình diễn nghị thức Dấng Chiêng.

Màn hoà tấu chiêng do 400 nghệ nhân đến từ các xã, thị trấn trong huyện trình  diễn.

 

 

 

 Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng lãnh đạo các ban, ngành thăm gian hàng ẩm thực của các địa phương trưng bày tại lễ hội.

 

 

 

Bóng chuyền là môn thể thao được đông đảo người dân đến xem và cổ vũ.

 

 

 

Môn đi cầu trên dây là trò chơi mới được đưa vào trong hoạt động  lễ hội năm nay đã thu hút được nhiều bạn trẻ đến tham gia chơi.

 

 

 

 

Hàng ngàn du khách trong và ngoài huyện đến xem và tham gia vào các hoạt động lễ hội.

 

Lễ hội Khai hạ Mường Bi hay còn gọi là Lễ xuống đồng, Lễ mở cửa rừng được tổ chức ngay sau Tết Nguyên đán hàng năm, vào ngày 8, tháng giêng âm lịch, tức ngày 7 cây của người Mường. Đây là lễ hội dân gian, là hoạt động mang tính cộng đồng, gắn với truyền thuyết Quốc Mẫu Hoàng Bà, người có công gây dựng mảnh đất Mường Bi. Lễ hội là sự khởi đầu của một năm mới, là dịp để người dân Mường tỏ lòng tôn kính với các vị thần linh; là nơi để con người cầu mong cho xóm làng yên vui, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi phát triển và còn là nơi gặp gỡ, giao lưu để thắt chặt thêm tình đoàn kết cộng đồng.

 

Lễ hội gồm 2 phần chính: phần lễ và phần hội. Phần lễ được tổ chức trang nghiêm tại miếu thờ xóm Luỹ với nghi lễ cúng Thành Hoàng là Quốc mẫu Hoàng Bà và Tam vị Tản Viên Sơn Thánh. Sau khi thầy mo làm nghi lễ, đám rước kiệu gồm hơn 40 người đi đầu là dàn cò ke ống sáo, tiếp theo là đoàn cồng chiêng, đoàn cờ, đoàn tế, các cụ cao niên và nhân dân rước Quốc mẫu Hoàng Bà ra sân vận động xã để vui hội.

 

Cũng như mọi năm, sau phần nghi thức Mo, Dấng Chiêng và hoà tấu Chiêng của 400 nghệ nhân đến từ 24 xã, thị trấn được tổ chức trang nghiêm, trang trọng. Phần hội diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hoá, thể thao, trò chơi dân gian (kéo co, bắn nỏ, đẩy gậy, đánh mảng, đi cầu trên dây, bản âm, hát đối…) trình diễn trang phục dân tộc, giới thiệu các món ăn ẩm thực của người Mường và hội trại luôn  thu hút được đông đảo nhân dân đến tham gia xem và cổ vũ.

 

Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2017 là sự kiện hưởng ứng Chương trình năm du lịch 2017 – Lào Cai – Tây Bắc; là một trong các hoạt động chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập huyện Tân Lạc (15/10/1957-15/10/2017) và Đại hội TDTT huyện Tân Lạc lần thứ VI, năm 2017.

 

 

 

                                                                          Đỗ Hà

 

 

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục