Với hơn 20 năm cầm bút, bằng sức sáng tạo mãnh liệt và bền bỉ, Lưu Quang Vũ đã để lại một khối lượng tác phẩm phong phú, đa dạng, nhiều giá trị.

Kỷ niệm 30 năm ngày mất của Lưu Quang Vũ (29/8/1988- 29/8/2018), sáng nay (29/8), tại thành phố Đà Nẵng, Viện Văn học phối hợp với Đại học Duy Tân tổ chức Hội thảo khoa học "Cuộc đời và sự nghiệp văn học Lưu Quang Vũ”.

Toàn cảnh Hội thảo.

Hội thảo là dịp để các nhà nghiên cứu trong nước tiếp tục thảo luận, tổng kết sự nghiệp sáng tác của Lưu Quang Vũ, công bố những nghiên cứu và kiến giải mới về đóng góp của ông đối với nền văn học nghệ thuật nước nhà. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Thế Kỷ dự và phát biểu tại Hội thảo.

Hội thảo nêu bật cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến to lớn của nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng Lưu Quang Vũ đối với nền văn học nước nhà. Lưu Quang Vũ sinh tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, nhưng quê gốc ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, là con trai nhà viết kịch Lưu Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh. Tuổi thơ Lưu Quang Vũ sống tại Phú Thọ cùng cha mẹ. Khi hoà bình lập lại (1954) gia đình ông chuyển về sống tại Hà Nội. Thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của ông đã sớm bộc lộ từ nhỏ và vùng quê trung du Bắc Bộ đó đã in dấu trong các sáng tác của ông sau này.

Các tác phẩm của Lưu Quang Vũ đã để lại dấu ấn trong lòng công chúng Việt Nam. Từng sống những năm tháng tuổi trẻ trong chiến tranh, vào bộ đội chiến đấu, ông trở về sống trong thời kỳ khó khăn của nước nhà: kinh tế bao cấp. Các vở kịch, truyện ngắn, thơ của Lưu Quang Vũ giàu tính hiện thực và nhân văn, in đậm dấu ấn của từng giai đoạn trong cuộc sống của ông, nhất là những năm 80 của thế kỷ trước. Với tuổi đời còn khá trẻ, 40 tuổi ông đã là tác giả của gần 50 vở kịch và hầu hết các vở kịch của ông đều được các đoàn kịch, chèo gây dựng thành công dưới sự chỉ đạo của nhiều đạo diễn nổi tiếng. Rất nhiều các tác phẩm của ông đã làm sôi động sân khấu Việt Nam thời kỳ đó như: Hồn Trương Ba da hàng thịt, Lời thề thứ 9, Bệnh sĩ, Khoảnh khắc và vô tận, Ông không phải bố tôi, Tôi và chúng ta, Tin ở hoa hồng, Nàng Sita...

Tại Hội thảo, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Thế Kỷ có bài phát biểu xúc động nêu bật tài năng Lưu Quang Vũ. "Dẫu biết rằng, trong cuộc sống cũng như trong sáng tạo văn học, nghệ thuật, Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ là hai nửa của nhau, người này là của người kia: "Phút cuối cùng tay vẫn trong tay/ Ta đã có những ngày vui sướng nhất/ Đã uống cả những men nồng và rượu chát/ Đã đi qua cùng tận của con đường/ Sau vô biên dẫu chỉ có vô biên/ Buồn đã tới và lúa đồng đã gặt”. 

PGS-TS Nguyễn Thế Kỷ - Tổng Giám đốc Đài TNVN, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương phát biểu khai mạc Hội thảo.

Ông Nguyễn Thế Kỷ xúc động nhớ lại, ngày 29/8 cách đây 30 năm về trước, giới văn nghệ sỹ và công chúng yêu nghệ thuật cả nước vô cùng bàng hoàng, đau xót khi nhận tin dữ: vợ chồng nghệ sĩ nổi tiếng Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh và cháu Lưu Quỳnh Thơ đột ngột ra đi sau 1 vụ tai nạn giao thông khủng khiếp. Sự ra đi của họ để lại khoảng trống lớn cho văn học, nghệ thuật nước nhà. Đặc biệt là lĩnh vực sân khấu và thơ, nơi mà  cả hai đang ở vào độ chín, sự thành công chói sáng.

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng lý luận phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Thế Kỷ bày tỏ: "Với hơn 20 năm cầm bút, bằng sức sáng tạo mãnh liệt và bền bỉ, Lưu Quang Vũ đã để lại một khối lượng tác phẩm phong phú, đa dạng, nhiều giá trị. Trong số những tác phẩm ấy, chắc chắn sẽ có những tác phẩm đã và sẽ vượt qua thử thách khắc nghiệt của thời gian, trở thành tài sản tinh thần quý giá cho nhiều thế hệ mai sau. Là một người có viết kịch, làm thơ, làm công tác lý luận, phê bình văn học nghệ thuật, cá nhân tôi đã và đang học được rất nhiều điều từ Lưu Quang Vũ và thực lòng, rất kính trọng và biết ơn Anh. Anh ấy, chị Xuân Quỳnh, cháu Quỳnh Thơ đã và sẽ sống cùng chúng ta".

Tại hội thảo, các tham luận phần lớn tập trung vào lĩnh vực kịch. Theo Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Thế Kỷ, sức hấp dẫn và khả năng thu hút của kịch Lưu Quang Vũ trước hết nằm ở tính dấn thân, tính dự báo, tính đối thoại và tính khát vọng đổi mới. Đó là những tác phẩm đi thẳng vào những vấn đề nóng bỏng nhất của cuộc sống đương đại. Lưu Quang Vũ đã đem đến ngọn lửa của tình yêu và khát vọng, buộc chúng ta phải nghĩ, phải hành động và dám vượt lên khó khăn, thử thách để đổi mới.

Còn ông Nguyễn Hữu Sơn, Phó Viện trưởng Viện Văn học, Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Văn học cho rằng, bản thân Lưu Quang Vũ thời đó cũng đã phải gánh chịu những dư luận, những tiếng nói trái chiều.

"Ở đây tôi rất tâm đắc với ý kiến của đồng chí Nguyễn Thế Kỷ, tức là tác phẩm phải nhìn thẳng vào sự thật, đề cập đến những vấn đề sâu sắc của cuộc sống, những vấn đề đang đặt ra. Bản thân nhà viết kịch phải vượt qua được chính mình để dám nhìn thẳng vào sự thật thì vấn đề mới khơi gợi, tạo nên những trao đổi, quan tâm của người xem, người đọc. Lưu Quang Vũ đã khai thác các đề tài từ văn học dân gian, từ chính sử, từ đời sống đương đại và kể cả những câu chuyện đang đặt ra trong đời sống", ông Nguyễn Hữu Sơn nhấn mạnh.

Hội thảo khoa học về "Cuộc đời và sự nghiệp của Lưu Quang Vũ” do Viện Văn học phối hợp với trường Đại học Duy Tân tổ chức nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày mất Lưu Quang Vũ. Đây là một hoạt động có ý nghĩa về nhiều mặt, không chỉ tôn vinh những đóng góp của nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ mà còn góp phần khẳng định những thành tựu của nền văn học nghệ thuật nước nhà và của sự nghiệp đổi mới đất nước.

Ông Lưu Kim Khánh, em con chú ruột Lưu Quang Vũ kỳ vọng qua Hội thảo này sẽ có thêm nhiều tác phẩm của Lưu Quang Vũ, nhất là các tác phẩm kịch được dịch sang nhiều thứ tiếng. "Về mảng này tôi nghĩ cũng rất là khó. Vì để dịch một tác phẩm như "Hồn Trương Ba da hàng thịt” sang tiếng  Anh mà để tải được 90% tinh thần của anh Lưu Quang Vũ tôi nghĩ cực kỳ khó và phải có những chuyên gia dịch. Trong các trường Đại học lớn trên thế giới, đặc biệt như Đại học Mỹ môn sân khấu rất mạnh. Đối với đất nước mình có sẵn vốn liêng như vậy mà không phát huy thì cũng uổng", ông Lưu Kim Khánh chia sẻ.

Các tham luận "Chiến tranh và thân phận con người: Sự gặp gỡ giữa Lưu Quang Vũ với Trịnh Công Sơn”, "Cảm thức cô đơn trong thơ  Lưu Quang Vũ”, "Diễn ngôn về sự khuyết tật trong kịch Lưu Quang Vũ”, "Hồn Trương Ba da hàng thịt, vở diễn đạt số phận văn hóa”… đã lắng lại trong lòng người nghe nỗi day dứt, "cảm thức cô đơn”, thương tiếc một tài năng./.

 

 

 

                             TheoVOV

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục