Lần đầu tiên, toàn bộ các hình thức chiến tranh qua không gian và thời gian được chắp ghép lại thành một bức tranh toàn diện, cho người đọc cái nhìn từ góc độ nhân chủng học của chiến tranh, cũng như mối quan hệ của chiến tranh với kinh tế, ngoại giao và chính trị.


Đó là cuốn sách mang tên "Lịch sử chiến tranh” của sử gia quân sự đương đại Sir John Desmond Patrick Keegan. John Keegan bắt đầu bắt tay vào viết "Lịch sử chiến tranh” vào năm 1989 với tất cả vốn tri thức tích lũy của một học giả dành cả sự nghiệp nghiên cứu về di sản quân sự. Ông đã nỗ lực chắp từng mảnh ghép để tạo nên một bức tranh toàn diện về các hình thức chiến tranh qua không gian và thời gian. Chiến tranh trong công trình nghiên cứu của ông được "đặt lên bàn mổ xẻ” để thực sự có thể hiểu nó hơn.

Không giống những khái niệm về chiến tranh từ trước tới giờ, "Lịch sử chiến tranh” tiếp cận và nghiên cứu từ khía cạnh nhân chủng học của chiến tranh cũng như mối quan hệ của chiến tranh với kinh tế, ngoại giao và chính trị, cùng với cách trình bày mới lạ.

Chiến tranh là văn minh hay dã man? Trả lời câu hỏi này không dễ. Loài người ngày càng văn minh hơn, ngày càng nhiều khám phá khoa học gây sốc hơn và nhiều phát minh khó ngờ hơn, song chẳng phải vì vậy mà các cuộc chiến tranh ít đi. Ngược lại, chiến tranh vẫn tiếp tục, và sự tàn bạo của chiến tranh không hề giảm bớt – có chăng chiến tranh chỉ ngày càng đa dạng, tinh vi hơn, khả năng giết người càng khủng khiếp hơn. Vậy loài người cần dựa vào đâu, cần có những gì để bảo đảm rằng các thế hệ tương lai sẽ chứng kiến một thế giới tuy vẫn còn quân đội nhưng sẽ ít chiến tranh hơn và vạn nhất chiến tranh có xảy ra, nó sẽ được kiểm soát tốt hơn, ít tàn bạo hơn?

Lịch sử chiến tranh của John Keegan là một tác phẩm công phu và quả cảm nhằm tìm câu trả lời cho những câu hỏi đó.

Tác giả, Sir John Desmond Patrick Keegan (1934 – 2012) là một nhà lịch sử quân sự, nhà văn, nhà báo người Anh. Ông là tác giả nhiều cuốn sách về bản chất của các cuộc xung đột trong lịch sử loài người từ thế kỷ XIV đến nay, bao gồm chiến tranh trên bộ, trên không, trên biển và chiến tranh gián điệp, cũng như nghiên cứu về tâm lý của con người trong các cuộc giao chiến.

Cuốn sách đã nhận được nhiều đánh giá, khen ngợi từ các tạp chí, tờ báo lớn. Tờ The New York Times viết: "Hấp dẫn… Trong "Lịch sử chiến tranh”, John Keegan cung cấp cho độc giả lượng kiến thức đa chiều giúp cho ta có thể hiểu thêm về nhiều văn hóa quân sự khác nhau. Một cách viết rất thuyết phục”.

Tờ Washington Post cho rằng: " "Lịch sử chiến tranh” là một thành tựu tri thức, không thể một lời diễn tả hết được luận điểm sâu rộng kích thích tư duy và có tính khai sáng này”.

Tờ Newsweek viết: "Cô đọng nhưng giàu tri thức. Lịch sử chiến tranh thực ra là một cuốn lịch sử về loài người”.

Sách do Nhã Nam ấn hành, bắt đầu từ cuối tháng 11.

 


                                                                           Theo báo Nhân dân 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục