(HBĐT) - Tình trạng không có nhà văn hóa hoặc có nhà văn hóa nhưng xuống cấp trầm trọng đã diễn ra nhiều năm tại xã Yên Thượng (Cao Phong). Hiện tại, xã có 10/12 xóm có nhà văn hóa, trong đó 5 xóm phải sử dụng chi trường học bỏ hoang làm nhà văn hóa. 2 xóm Um A và Bái Sim chưa có nhà văn hóa. Thiếu nhà văn hóa ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt cộng đồng và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.



Xã Yên Thượng (Cao Phong) có 5/12 xóm nhà văn hóa xuống cấp trầm trọng, không đáp ứng yêu cầu sinh hoạt của người dân. (Ảnh chụp tại nhà văn hóa xóm Um B). 

Xóm Um A có 53 hộ với 226 nhân khẩu, dân tộc Mường chiếm 99%. Người dân trong xóm mỗi khi có việc đều phải đến nhà trưởng xóm để họp. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ diễn ra rất khó khăn. Chia sẻ với chúng tôi, ông Bùi Văn Phởi, Trưởng xóm Um A cho biết: "14 năm nay xóm Um A đều phải đi họp nhờ. Trăn trở lớn nhất của người dân là không biết bao giờ xóm mới có nhà văn hóa. Người lớn phải đi sinh hoạt nhờ đã đành, thương nhất là dịp hè, Tết Trung thu, các cháu nhỏ không có sân chơi, không có hội trường để tổ chức vui chơi. Người dân xóm Um A mong muốn sự hỗ trợ của Nhà nước để có nhà văn hóa phục vụ nhu cầu sinh hoạt”.

Không chỉ người dân xóm Um A mong chờ có nhà văn hóa, đó cũng là tâm trạng của 61 hộ dân xóm Bái Sim và 5 xóm phải sử dụng chi trường học làm nhà văn hóa. Những ngôi nhà sàn xập xệ, ẩm thấp, mái ngói xô lệch. Trang thiết bị không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt. Loa đài truyền thanh bị cháy. Các xóm phải đánh trống báo họp hoặc trưởng xóm đi thông báo  tới từng nhà.

 Nhà văn hóa các xóm thiếu hoặc xuống cấp trầm trọng. Nhà văn hóa xã thì chưa có, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt cộng đồng. Các hoạt động tập thể, vui chơi giải trí cho trẻ em bị hạn chế. Người dân phải đi họp nhờ tại nhà trưởng xóm, ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc họp, hiệu quả phong trào văn hóa – văn nghệ, TD-TT bị hạn chế. 

Đồng chí Bùi Đức Chung, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Thượng cho biết: Tình trạng nhà văn hóa xuống cấp hoặc không có nhà văn hóa ảnh hưởng rất lớn đến việc tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cũng như các phong trào xã phát động. Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt khoảng 16 triệu đồng; tỷ lệ hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa chiếm 66%; 8/12 xóm được công nhận khu dân cư văn hóa. Yên Thượng là xã vùng cao khó khăn nhất của huyện Cao Phong, kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. 7 xóm mong muốn xây mới nhà văn hóa. Chính vì vậy, chính quyền và người dân xã Yên Thượng rất mong có sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước trong việc đầu tư vốn để xây dựng. Trước mắt chính quyền xã sẽ bám sát chủ trương của tỉnh trong việc sáp nhập, kiện toàn xóm để có kế hoạch cụ thể xây dựng nhà văn hóa các xóm. Trong thời gian tới, xã phải dựa trên kế hoạch Chương trình xây dựng NTM, Nhà nước và nhân dân cùng làm. Nhà nước hỗ trợ kinh phí, người dân đóng góp ngày công xây dựng nhà văn hóa, trang thiết bị. Xã sẽ tận dụng bàn ghế của trường học để phục vụ sinh hoạt của người dân. Có nhà văn hóa, các chủ trương, chính sách  được phát động tới từng người dân, diện mạo nông thôn, đời sống người dân Yên Thượng sẽ khởi sắc. 
                        


                                                                        Thu Thủy




Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục