(HBĐT)-Xin chữ và cho chữ là nét văn hóa có từ lâu đời thể hiện truyền thống trọng chữ nghĩa, trọng tri thức của người Việt và mong muốn có được may mắn, tài lộc, phúc thọ tựu tề. Có thể nhiều người không hiểu rõ về ý nghĩa của từng con chữ ( vì đó là chữ Nho), nhưng vẫn không thể ngó lơ qua bàn bút nghiên của các thầy đồ ở nơi đền, chùa, di tích…!

 


Thầy đồ trẻ khắc họa nét thư pháp tại Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam tại Cao Phong.

Những mùa xuân trước, cùng bạn bè trẩy hội thăm quan di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám- trường đại học đầu tiên của Việt Nam ở Thăng Long - Hà Nội;  Đền thờ thầy giáo Chu Văn An và Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc ở tỉnh Hải Dương; Chùa Keo- Thái Bình…, tôi không quên hòa mình vào dòng người xin chữ. Vì muốn thông hiểu thêm về ý nghĩa của từng con chữ cũng như tìm hiểu rõ về thú chơi "thư pháp” của những người trẻ hôm nay tôi thường lân la hỏi chuyện thầy đồ và được biết: Xin chữ, xin câu đối là một phong tục đẹp của người dân đất Việt trong mỗi dịp xuân về. Như lời thơ của cố giáo sư Vũ Đình Liên: "Mỗi năm hoa đào nở/ Lại thấy ông đồ già/ Bày mực Tàu, giấy đỏ/ Bên phố đông người qua”. Thực tế, cũng có thời điểm người dân không mấy mặn mà với nét văn hóa độc đáo này. Chứng kiến bước thăng trầm ấy thi sĩ, nhà giáo, giáo sư Vũ Đình Liên thốt lên rằng: "… Nhưng mỗi năm, mỗi vắng/ Người thuê viết nay đâu/ Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu”… Nhưng, đó đã là chuyện của những năm xưa (những năm 1930) khi cố giáo sư viết bài thơ "Ông Đồ” năm 1936.

Khi đất nước đổi mới, muôn dân có cuộc sống sống no, bản sắc văn hóa được bảo tồn và phát huy, tục xin chữ lại được duy trì, theo đó tạo sự thăng hoa cho thú chơi "thư pháp”. Người cho chữ không chỉ là những ông đồ già mà có cả những ông đồ trẻ là môn sinh chuyên ngành Hán Nôm, đam mê thư pháp. Người xin chữ thuộc mọi lứa tuổi: giới trẻ (lứa tuổi học sinh, sinh viên) thường "xin” chữ Trí, chữ Tuệ, mong có kiến thức rộng, hiểu biết nhiều; chữ "Học”, nhắc nhở chuyên cần học tập; chữ Thành, cầu mọi việc đều tốt đẹp. Lứa tuổi trung niên thường "xin” chữ Phát, mong muốn thành đạt, giàu có; chữ "Vinh”, để được công thành danh toại; chữ Quý, thể hiện sang trọng hiển vinh; chữ Hiếu; sống thảo hiền, quan tâm tới bề trên và chữ "Tâm”, chữ "Đức”, chữ "Nhẫn” để răn mình. Người già thường "xin” chữ Phúc, mong muốn có "tài, lộc, thọ, khang, ninh”; chữ Lộc, để có cuộc sống ấm áp, đầy đủ bớt phải lo toan; chữ Đức, sống có đức độ để phúc lộc lại cho con, cháu, chắt; chữ ninh: yên bình, bình an...

Cũng bởi việc " xin chữ”  là một phong tục đẹp và ngày càng có nhiều người trẻ biết đến nên mấy năm gần đây, Hòa Bình cũng đã có một số điểm để xin chữ như: Chùa Hòa Bình Phật Quang- thành phố Hòa Bình,  Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam tại Cao Phong, hay trong các "Lễ hội Xuân hồng”, "Ngày  Chủ nhật đỏ”- tức ngày hội hiến máu tình nguyện có thể dễ dàng  nhập được hình ảnh thầy đồ cho chữ.  Cầm trong tay chữ "Lộc” vừa xin ở bàn bút nghiên tọa tại Chùa Hòa Bình Phật Quang, bà Nguyễn Thị Lan, Phường Phương Lâm - thành phố Hòa Bình chia sẻ: "Tuy không biết nhiều về chữ Hán Nôm, nhưng nghe giảng về nghĩa của từ, rồi ngắm nhìn nét thư pháp của các thầy đồ cho chữ tôi mê lắm. Bởi thế khi đến với chốn đền chùa, các điểm di tích tôi thường chen chân để xin chữ. Năm nay, đến chùa vào đầu năm mới tôi xin chữ Lộc (chữ thường đứng giữ trong bộ Tam đa Phúc - Lộc - Thọ) để cầu may mắn, tài tộc, phúc tốt lành cho con cháu. Nhưng trên hết, việc xin chữ của tôi là để gìn giữ một phong tục đẹp”!
                   

     Lam Nguyệt

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục