(HBĐT) - Ngày 19/5 năm nay đánh dấu tròn 30 năm khánh thành Bảo tàng Hồ Chí Minh – công trình văn hóa tưởng niệm đã đi vào hoạt động đúng ngày 19/5/1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác.


Nhân viên Bảo tàng Hồ Chí Minh hướng dẫn các bạn nhỏ thực hiện in khắc tranh Bác Hồ trên giấy dó, mang tới trải nghiệm đầy ý nghĩa cho các em.

Bảo tàng Hồ Chí Minh, số 19, Ngọc Hà, Ba Đình (Hà Nội) là nơi khắc họa rõ nét cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng thời cũng là không gian tái hiện đầy ý nghĩa chặng đường vẻ vang của cách mạng Việt Nam, gắn với những giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của dân tộc. Được khánh thành vào đúng ngày 19/5, đến nay đã có 30 năm hoạt động, bảo tàng tập hợp rất nhiều tài liệu, hiện vật, phiên bản gốc quý giá về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của Bác Hồ vĩ đại. Đây trở thành địa điểm đặc biệt thu hút hàng triệu lượt khách thăm quan mỗi năm. Nhất là vào tháng 5 hàng năm – khi cả nước với muôn triệu con tim đều hướng về vị Cha già kính yêu, tòa nhà mang biểu tượng bông sen trắng tượng trưng cho cuộc đời giản dị, thanh cao của Người lại trở thành điểm đến quen thuộc, làm xúc động biết bao du khách.

Tháng 5 năm nay là dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Bác (1890 - 2020). Sau một thời gian đóng cửa để phòng, chống dịch Covid-19, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã mở cửa trở lại phục vụ khách thăm quan từ ngày 4/5, thời gian từ 8 - 11h30 các ngày trong tuần (trừ thứ 2 và thứ 6). Hoạt động trong trạng thái "bình thường mới”, bảo tàng đã chuẩn bị kế hoạch tốt nhất đảm bảo phòng dịch cho khách đến thăm quan, đồng thời, thiết thực tổ chức các hoạt động hướng về Người.

Gia đình chị Nguyễn Thị Huyền Trang, phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) quyết định đến thăm quan ngay trong những ngày đầu tiên bảo tàng mở cửa trở lại. Sau khi đi một vòng khám phá, chị cho các bạn nhỏ dừng lại ở góc trải nghiệm in tranh khắc gỗ hình Bác Hồ theo mẫu tranh cổ động. Chị Trang cho biết: "Tại đây, các con được chọn bức tranh mẫu mà mình yêu thích nhất, để tự tay hoàn thiện một bức tranh cổ động in khắc trên giấy dó Đông Hồ, theo hướng dẫn của nhân viên bảo tàng. Các con được hướng dẫn thực hiện 6 bước, đầu tiên là dùng chổi quét màu lên bìa, rồi dập bản in lên bìa, đặt ván in lên giấy, sau đó, dùng xơ mướp xoa lên mặt sau của tờ giấy, bóc tranh ra khỏi cỗ ván, cuối cùng là tô màu bức tranh. Với các bước đơn giản trên, các con đã hoàn thành một bức tranh thủ công in khắc hình Bác Hồ kính yêu, sau đó được mang tác phẩm đầy ý nghĩa này về nhà, treo trên góc học tập. Đây thực sự là một trải nghiệm quý giá và xúc động”.

Cùng với trải nghiệm làm tranh thủ công về Bác, Bảo tàng Hồ Chí Minh đang tập trung trưng bày chuyên đề "Hồ Chí Minh – những nét phác họa chân dung”. Đây là sự kiện nổi bật do Ban Tuyên giáo T.Ư, Văn phòng T.Ư Đảng, Bộ VH-TT&DL, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo ông Vũ Mạnh Hà, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh, các hiện vật, tài liệu giới thiệu trong trưng bày lần này thể hiện sinh động chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất của truyền thống dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại, là tấm gương cho mỗi người dân học tập, noi theo.  

Với cách tiếp cận mới, trưng bày lần này giới thiệu đến công chúng trên 200 hiện vật, tư liệu ảnh, tranh cổ động đặc sắc, được sắp xếp theo 6 nội dung: Nguyễn Sinh Cung - Cậu bé giàu nghị lực; Nguyễn Tất Thành - Người thanh niên yêu nước tiến bộ; Nguyễn Ái Quốc - Người chiến sỹ cộng sản kiên trung; Hồ Chí Minh - Nhà lãnh đạo thiên tài; Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa lớn; Hồ Chí Minh - Chân dung đời thường. Không những giới thiệu sâu sắc và toàn diện về con người, cuộc đời, tư tưởng của Bác, trong cuộc trưng bày lần này còn có những hiện vật, tài liệu lần đầu tiên được giới thiệu.

Được biết, trưng bày mở cửa đón khách thăm quan từ ngày 7/5, cùng với đó là triển lãm "Những tấm gương bình dị mà cao quý” giới thiệu 130 tấm gương người tốt, việc tốt ở khắp mọi miền đất nước, trong phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đây là những hoạt động đầy ý nghĩa, mang tới trải nghiệm đặc biệt, khó quên cho bất cứ ai đến thăm quan Bảo tàng Hồ Chí Minh.

 Thu Trang


Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục