(HBĐT) - Cụ Bùi Văn Buổm là một trong những người có tuổi đời cao nhất xóm Vó Dò, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn). Trong ký ức của cụ vẫn vẹn nguyên ấn tượng về cái Tết Độc lập đầu tiên tại xứ Mường Vang, trong đó có Mường Vó nơi cụ đang sinh sống. "Là người dân Mường Vó, Mường Vang thì không thể quên truyền thống đón Tết Độc lập” - cụ Bùi Văn Buổm đã nhiều lần nhắc nhở con cháu mình như thế.



Trong ngày Tết Độc lập của người dân Mường Vó, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) không thể thiếu món bánh uôi - tượng trưng cho tinh thần đoàn kết và tình yêu cuộc sống.

Tết Độc lập năm 1945 - dấu ấn của tự do dân tộc

Đồng nhất với lời kể của các cụ cao niên trong vùng, nhiều cứ liệu lịch sử đã cho thấy, truyền thống đón Tết Độc lập của huyện Lạc Sơn có nguồn gốc gắn liền với sự kiện lịch sử oanh liệt nhất của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX: Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, vào tháng 8/1945, Nhân dân cả nước đã đồng loạt vùng dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, phá bỏ xiềng xích nô lệ, mở ra một kỷ nguyên mới độc lập, tự do. Hòa chung với đồng bào cả nước mít tinh chào mừng Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền và Nhân dân huyện Lạc Sơn đã tổ chức ăn Tết Độc lập đầu tiên vào năm 1945.

"Khi đó, riêng ở vùng Mường Vó chúng tôi còn duy trì tục lệ ăn rằm tháng 7” - cụ Bùi Văn Buổm nhớ lại - "Ăn rằm tháng 7 là phong tục đẹp đã được lưu giữ nhiều đời, mong cầu sức khỏe và cuộc sống ấm no thông qua các nghi lễ đặc trưng như cúng tổ tiên, lễ "rửa lá lúa”… Đến khi Cách mạng Tháng Tám thành công, hòa vào niềm vui đại thắng của dân tộc, rằm tháng 7 năm 1945 trở thành cái rằm đặc biệt nhất đối với người dân Mường Vó, còn được gọi là Tết 19/8”.

Gắn liền như một với Tết 19/8 đầu tiên của vùng Mường Vó là Quốc khánh 2/9/1945 - ngày khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cũng là ngày chính quyền và Nhân dân Lạc Sơn phấn khởi tổ chức Tết Độc lập đầu tiên, hòa chung với khí thế chào mừng độc lập, tự do của đồng bào cả nước.

Tự hào phát huy truyền thống

Đến các xã vùng Cộng Hòa ngày nay, nếu vào đúng dịp người dân náo nức chuẩn bị tổ chức Tết Độc lập 19/8 và 2/9, sẽ thấy nhiều băng rôn, khẩu hiệu, cờ hoa và hoạt động ý nghĩa, thể hiện tinh thần "Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Theo ông Bùi Văn Thuộm, nguyên Bí thư Huyện ủy Lạc Sơn: Đó là tinh thần bất diệt đã khắc sâu vào tâm khảm những người con đất Mường Vang. Xuất phát từ vùng Cộng Hòa, tinh thần tự do dân tộc đã lan tỏa ra toàn huyện, trở thành truyền thống đón Tết Độc lập được tổ chức đều đặn hàng năm, vào mỗi dịp 19/8 và Quốc khánh 2/9.

Ông Bùi Văn Thuộm cho biết: Từ nhiều năm nay, người Mường ở Lạc Sơn nói chung, ở Mường Vang, Mường Khói nói riêng thường tổ chức ăn Tết Độc lập. Vào dịp này, ngay từ sáng sớm, người dân các xã đã rộn ràng tham gia lễ hội với các hoạt động hấp dẫn như thi đánh mảng, bóng chuyền, trò chơi dân gian... Sau đó, mọi người đều chọn mặc bộ quần áo đẹp nhất để đến thăm nhau. Đàn ông thì làm mâm cỗ thịt, phụ nữ thì đồ xôi, gói bánh uôi, những người còn lại chung tay sửa soạn hoa quả, bánh kẹo. Khi thực hiện các nghi lễ thờ cúng tổ tiên và Bác Hồ, mọi người thường cầu mong đất nước được yên bình, giàu mạnh, cầu mong mọi gia đình được ấm no, hạnh phúc. Những mong cầu tốt đẹp đó còn được thể hiện trong mâm cơm đủ đầy, không thể thiếu bánh uôi và chả số 8 - hai món ăn truyền thống tượng trưng cho sự đoàn kết và tình yêu, góp phần thể hiện trọn vẹn ý nghĩa của ngày Tết Độc lập.

Là người đã dày công nghiên cứu văn hóa vùng Mường Vang nói riêng cũng như văn hóa dân tộc Mường Hòa Bình nói chung, ông Bùi Huy Vọng ở xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) đánh giá cao truyền thống đón Tết Độc lập dịp 19/8 và 2/9 của người dân một số xã huyện Lạc Sơn. Bởi, theo ông, đây không chỉ là phong tục giàu giá trị nhân văn, mang đặc trưng cho cả một vùng Mường, mà còn được bổ sung thêm ý nghĩa ăn mừng chiến thắng 19/8 và Quốc khánh 2/9. Ở góc độ nghiên cứu, có thể thấy, truyền thống ăn Tết Độc lập đã thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn” của Nhân dân các dân tộc huyện Lạc Sơn, mà nòng cốt là dân tộc Mường ở vùng Cộng Hòa. Thông qua việc tổ chức Tết Độc lập hàng năm, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân huyện Lạc Sơn đã thấm nhuần tư tưởng về tinh thần đại đoàn kết dân tộc, nhận thức đầy đủ trách nhiệm giữ gìn, phát triển một phong tục tốt đẹp của địa phương.

Đồng chí Bùi Văn Hành, Bí thư Huyện ủy Lạc Sơn khẳng định: Các cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân huyện Lạc Sơn luôn tự hào về truyền thống đón Tết Độc lập dịp 19/8 và 2/9. Những năm qua, tuy chưa có văn bản chỉ đạo cụ thể về công tác bảo tồn, phát triển truyền thống tốt đẹp này, nhưng vào mỗi dịp kỷ niệm, các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đoàn thể trong huyện đều tập trung chỉ đạo tuyên truyền với mục tiêu nâng cao tinh thần yêu nước, nối truyền đạo lý "Uống nước nhớ nguồn”, giáo dục truyền thống cách mạng. Đặc biệt, BTV Huyện ủy đã kiến nghị BTV Tỉnh ủy xem xét, chỉ đạo việc đưa phong tục ăn Tết Độc lập của huyện vào chương trình bảo tồn các phong tục độc đáo của tỉnh, bám sát định hướng "Mỗi huyện một hoạt động, một phong tục”. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để tiếp tục gìn giữ, phát huy các giá trị đặc biệt của Tết Độc lập, hướng tới xây dựng thành một sản phẩm văn hóa - du lịch đặc thù, biểu tượng cho niềm tự hào chung của Nhân dân các dân tộc huyện Lạc Sơn.


Thu Trang


Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục