(HBĐT) - Khu vực ngã ba Bãi Sang (trước thuộc xã Đồng Bảng, nay thuộc xã Đồng Tân, huyện Mai Châu) từ lâu đã được biết đến là điểm dừng chân ăn uống quen thuộc của những lái xe đường dài trên tuyến đường Hà Nội, Hòa Bình – Sơn La. Thực phẩm tươi sống, chế biến theo cách truyền thống cộng với những gia vị đặc trưng cùng với giá cả phải chăng khiến cho ẩm thực ngã ba bãi Sang ngày càng hấp dẫn thực khách. Giờ đây, không chỉ có lái xe đường dài, ngã ba bãi Sang đã trở thành điểm dừng chân không thể thiếu của khách du lịch trên cung đường khám phá Tây Bắc. Nhiều nhà hàng mới được xây dựng, kiến trúc đẹp, chất lượng phục vụ sang trọng càng làm cho ẩm thực ngã ba bãi Sang thêm nức tiếng.


Những nhà hàng sang trọng, kiến trúc đẹp mới được xây dựng, góp phần nâng tầm cho ẩm thực ngã ba bãi Sang, xã Đồng Tân (Mai Châu).

Cách lòng hồ Hòa Bình chưa đầy 10km nên ngã ba bãi Sang có nguồn thực phẩm tươi sống rất phong phú là cá, tôm sông Đà và gà đồi do bà con nuôi thả vườn quanh khu vực xã Đồng Tân. Vì vậy, nhắc đến ẩm thực ngã ba bãi Sang là phải nhắc đến những món cá ngon nức tiếng của các quán ăn nơi đây. Mỗi quán sẽ có những cách chế biến khác nhau, hương vị có chút đặc trưng riêng nhưng về cơ bản vẫn tập trung vào một số món chính như: Cá kho, cá nấu canh chua, cá nướng và đặc biệt là món cá đồ. Thích thú thưởng thức món cá đồ tại nhà hàng Hoa Thúy, ngã ba bãi Sang, anh Hoàng Trọng Thành (phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) tấm tắc: Cá trắm sông Đà dai, ngon, chắc và ngọt thịt. Được tẩm ướp kĩ nên các loại gia vị ngấm vào từng thớ thịt; ăn rất thơm ngon, đậm đà. Các loại rau đồ cùng như hoa chuối, lá đu đủ, rau tầm bóp… được ướp gia vị, đồ chín kĩ, ăn có chút vị đắng nhưng sau đó lại có dư vị ngọt trong miệng. Đặc biệt, món cá đồ có sử dụng mắc khén là một loại gia vị rất đặc trưng để tẩm ướp tạo nên vị thơm, cay rất riêng. Ngoài món cá đồ thì tôi thấy món cá nấu măng chua cũng rất ngon, măng được ướp chua lâu ngày nên miếng măng mềm, chua dịu, khử được vị tanh của cá. Món cá kho nhừ với chuối, thịt ba chỉ ăn cũng rất vừa cơm, ngon miệng. Cá trắm hấp với nấm, xì dầu cũng rất ngon, ngọt thịt. Nói chung, tôi và bạn bè đánh giá rất cao về các món cá của các quán ăn quanh khu vực bãi Sang. Lần nào có dịp đi công tác qua đây, tôi cũng đều sắp xếp để dừng ăn cơm tại đây.

Ngoài cá trắm to, chế biến được nhiều món thì ngã ba bãi Sang cũng nổi tiếng với món cá suối chiên giòn chấm với nước mắm ớt hoặc tôm sông rang. Những sản vật nức tiếng của sông Đà tạo nên vị thơm, ngon, ngọt thịt đặc trưng mà cách chế biến lại không quá cầu kỳ. Nếu may mắn, có những ngày thực khách sẽ được thưởng thức món cá rô sông nướng hoặc rán mà con cá rô to đến 2kg hoặc những con cá trắm đen nặng trên 10kg… Tất cả đều là sản vật từ lòng hồ Hòa Bình ban tặng. Cùng với các món tôm, cá thì các món gà của ngã ba bãi Sang cũng rất đáng để thưởng thức. Theo các chủ nhà hàng, gà đều được thu mua gom từ dân quanh vùng, là gà ta chuẩn thả đồi nên khi luộc hoặc rang gừng lá chanh đều có vị thơm, ngọt, thịt gà mềm và dai vừa phải, đặc trưng của thịt gà ta. Mùa nào thức ấy, nhiều quán sẽ có thêm tráng miệng miễn phí cho khách là những hoa quả, sản vật của địa phương như: mía, táo, cam… Khiến cho bữa ăn của thực khách thêm ngon lành một cách trọn vẹn.

Trò chuyện với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Hồng Hải, hướng dẫn viên Công ty lữ hành Thiên Sơn cho biết: Ngã ba bãi Sang giờ là một trong những điểm dừng chân điểm tâm được nhiều công ty du lịch, lữ hành chọn lựa. Một suất ăn dao động từ khoảng 150 – 200 nghìn đồng/người là rất hợp lý. Có chỗ đỗ xe rộng rãi, thức ăn tươi ngon, được chế biến vừa miệng, sạch sẽ. Đặc biệt du khách có những phản hồi rất tốt về các món ăn mang bản sắc vùng miền ở đây như: Cá đồ, cá nấu canh chua, gà rang măng chua, rau cải mèo chấm xì dầu trứng, tôm rang….Đặc biệt, thời gian gần đây khu vực này đã có một số nhà hàng được xây dựng mới với cơ sở vật chất rất đẹp, sạch sẽ, sang trọng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thực khách. Đây là điểm dừng chân rất hợp lý trên cung đường từ Hà Nội lên Sơn La, Điện Biên.


Dương Liễu


Các tin khác


Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục