(HBĐT) - Từ đôi tay khéo léo, những quả dưa hấu mang thông điệp Tết trở thành một trong những sản phẩm độc đáo được chú ý tại chợ hoa xuân. Nhu cầu bày những quả dưa hấu có khắc chữ thư pháp trong những ngày Tết được nhiều người ưa chuộng.



Các bạn trẻ cùng niềm đam mê khắc chữ thư pháp.

Với cách khắc chữ độc đáo, dưa hấu khắc chữ thư pháp trở thành mặt hàng được nhiều người lựa chọn trưng bày trong những ngày Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Từ nhiều năm qua, nghề tay trái này cũng giúp cô giáo trẻ Hà Thị Hoa, giáo viên trường Tiểu học Sông Đà (TP Hoà Bình) có thu nhập khá.

Những ngày gần Tết Nguyên đán, khắp nẻo đường, từ chợ truyền thống, Quảng trường Hoà Bình tràn ngập các loại hoa quả muôn sắc màu. Nhiều hoa thơm, trái lạ được bày bán, trong đó, mặt hàng dưa hấu khắc chữ thu hút nhiều người tiêu dùng quan tâm. Trong một gian hàng nhỏ trên đường Cù Chính Lan (TP Hoà Bình) trưng bày những quả dưa hấu mang thông điệp ý nghĩa ngày Tết khắc chữ thư pháp Phúc - Lộc - Thọ. Xếp những quả dưa đã hoàn thành lên kệ, chị Hà Thị Hoa chia sẻ: "Vào dịp Tết, nhu cầu mua những sản phẩm độc đáo tăng hơn, đặc biệt là những sản phẩm mang thông điệp về Tết cổ truyền. Những quả dưa hấu được khắc chữ thư pháp bán khá chạy".

Nhóm của chị Hoa có 8 người, nhưng chỉ có 2 người biết khắc chữ thư pháp. Trong nhóm phân công công việc cụ thể như người nhận đơn hàng, người giao hàng… Những quả dưa được chọn để tạo hình phải là dưa già, tròn đều, trọng lượng trung bình từ 3 - 4 kg/quả. Thời gian khắc chữ từ 30 - 60 phút sẽ cho ra những quả dưa hấu đẹp mắt. Sản phẩm hoàn thành bán với giá 150.000 - 300.000 đồng/quả tùy thuộc vào kiểu dáng, yêu cầu của khách, nếu mua nguyên cặp giá trung bình khoảng 500.000 đồng/cặp. Khách hàng đặt đôi dưa to 6 - 8 kg/quả và khắc chữ theo yêu cầu có mức giá cao hơn. Mỗi quả dưa có thể trưng bày trong 2 - 3 tuần.

Có kinh nghiệm khắc chữ thư pháp 5 năm, với tay nghề điêu luyện nên chị Hoa được nhiều người biết đến, chọn đặt hàng. Những hình vẽ được khắc rất tinh tế, nổi bật, mang ý nghĩa trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Theo chị Hoa, để làm ra một tác phẩm độc đáo từ trái dưa hấu phải thực hiện 3 công đoạn. Đầu tiên vẽ phác thảo, sau đó tỉa bằng dao, cuối cùng là gọt, khắc chữ và hình ảnh lên quả dưa. Ngoài các câu chữ ý nghĩa như Tài, Phúc, Lộc, Thọ, một số khách hàng cũng rất thích mua dưa khắc hình rồng, phượng hoặc con giáp của năm. Để tạo được chữ thư pháp đẹp trên quả dưa đòi hỏi người khắc phải có sự tập trung cao và tỉ mỉ trong quá trình làm, một phần cũng nhờ năng khiếu của người khắc.

Đam mê viết thư pháp từ nhỏ nhưng không có điều kiện học viết thư pháp một cách bài bản, để thỏa đam mê, chị Hoa luôn tìm cách học viết thư pháp. Chị cũng được biết đến là cô giáo luyện viết chữ đẹp cho học sinh với những thành tích như giải nhất viết chữ đẹp TP Hoà Bình, giáo viên giỏi cấp tỉnh... Khoảng 5 năm trước, chị "bén duyên” với khắc chữ thư pháp trên dưa hấu, vừa thực hiện được đam mê vừa tăng thêm thu nhập. Chị Hoa chia sẻ: "Khi bắt tay vào khắc chữ, tôi như bị hút vào những nét vẽ. Việc khắc chữ giúp tôi luyện được tính tỉ mỉ, cẩn thận và kiên nhẫn. Nếu không cẩn thận, những đường dao bị lẹm ra ngoài, các hình ảnh trạm khắc méo mó thì cả quả dưa coi như bỏ. Muốn chữ khắc đẹp trước tiên phải chọn được quả dưa ưng ý, tròn đều, vỏ sậm màu. Lưu ý là dưa càng chín thì càng dễ làm, nếu quả dưa non sẽ rất khó làm vì dễ phạm vào thịt dưa. Dao khắc cũng cần chọn loại dao không quá bén vì rất khó thao tác”.

Ngoài khắc chữ lên quả dưa hấu, chị Hoa còn nhận viết chữ thư pháp lên quả bưởi, câu đối… Tết năm nay, chị Hoa đã nhận đặt hàng trăm quả dưa của khách hàng khắp nơi. Gần Tết, số lượng người đặt hàng làm không kịp nên dự kiến chị Hoa sẽ nhận đặt hàng đến 28 tháng chạp để đảm bảo kịp giao hàng cho khách đúng dịp Tết.


Hải Linh


Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục