Từ những bước đi ban đầu còn bỡ ngỡ, khó khăn, xây dựng một kênh sóng đặc thù riêng biệt, tới nay, kênh truyền hình tiếng dân tộc VTV5 lớn mạnh với 3 kênh sóng độc lập, đã và đang trở thành người bạn gắn bó với khán giả và đồng bào dân tộc thiểu số.


Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong một lần đến thăm, động viên VTV5. Ảnh: VTV5

Nhà báo Lê Tất Cứ, Nguyên Trưởng ban Truyền hình tiếng dân tộc nhớ lại: "Khi đó, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam gọi tôi lên trao đổi: Ở các Đài phát thanh - truyền hình địa phương đang có tiếng dân tộc, chúng ta nên lưu tâm. Gợi mở đó đã thôi thúc chúng tôi nỗ lực để đến ngày 10/02/2002, chương trình đầu tiên chính thức lên sóng VTV. Sau đó 3 tuần, khi đi công tác ở Tây Nguyên, tôi được gặp gỡ đồng bào tại đây. Bà con rất phấn khởi khi từ nay được xem hình ảnh của mình, tiếng nói của mình trên sóng đài trung ương, cả nước xem được, chứ không chỉ riêng ở địa phương như trước nữa”.

Năm 2022, Đài Truyền hình Việt Nam kỷ niệm tròn 20 năm ngày lên sóng chương trình truyền hình tiếng dân tộc đầu tiên, cũng tròn 20 năm, VTV5 trở thành người bạn gắn bó với khán giả và đồng bào dân tộc thiểu số. Sự ra đời kênh truyền hình tiếng dân tộc VTV5 gắn với việc thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ, lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam. Sau một thời gian phát thử nghiệm chương trình truyền hình tiếng dân tộc, ngày 10/02/2002, kênh VTV5 chính thức phát sóng chương trình đầu tiên. Sự kiện này cũng đánh dấu lần đầu tiên tại Việt Nam, đồng bào dân tộc thiểu số được xem các chương trình được thiết kế riêng bằng chính ngôn ngữ của dân tộc mình trên sóng truyền hình quốc gia.


Nhiều chương trình: Dân tộc & Phát triển, Sắc màu các dân tộc, Tết với đồng bào, Xuân về trong trái tim đồng bào, Chuyện làng chuyện bản, Chuyện từ chính sách… đã tạo nên dấu ấn của VTV5. Ảnh: VTV5

Từ những bước đi ban đầu còn bỡ ngỡ, khó khăn, xây dựng một kênh sóng đặc thù riêng biệt, những người làm truyền hình tiếng dân tộc đã từng bước khẳng định được bản lĩnh, sức sáng tạo và niềm đam mê, tâm huyết trong việc sản xuất các chương trình phục vụ đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng, khán giả cả nước nói chung.

Sau 6 năm chuyên biệt chỉ phát các chương trình tiếng dân tộc phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số, từ năm 2008, Ban Truyền hình Tiếng dân tộc bắt đầu cho lên sóng chương trình tiếng phổ thông đầu tiên, đó là bản tin Thời sự, tạo đà cho việc mở rộng các mũ chương trình phát sóng như: Tin tức, chính luận, văn hóa - văn nghệ, phim tài liệu, phóng sự, ký sự, chương trình thiếu nhi, phim, tiểu phẩm, tiếp sóng trực tiếp các chương trình thể thao... Các chương trình tiếng phổ thông được bố trí đan xen cùng với các chương trình chuyên biệt tiếng dân tộc thiểu số trên sóng, đã giúp cho các kênh sóng ngày càng có sức hút lớn với khán giả.


Cùng với các kênh sóng của VTV và các cơ quan báo chí khác, VTV5 đang góp phần thực hiện sứ mệnh thiêng liêng: thu hẹp dần khoảng cách giữa miền ngược với miền xuôi. Ảnh: VTV5

Ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của các thế hệ cán bộ, người lao động của VTV5 trong suốt 20 năm qua, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Hầu A Lềnh khẳng định: VTV5 đã gắn bó sâu sắc với bà con các dân tộc thiểu số, cùng với các báo, đài địa phương truyền tải nhiều chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, các kiến thức, khoa học kỹ thuật… đến với bà con các dân tộc qua nhiều thời kỳ. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng để góp phần cho bà con các dân tộc thiểu số tin tưởng theo Đảng và phấn đấu vươn lên xóa đói giảm nghèo để có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. "Đồng bào ở đâu, VTV5 ở đó!”

Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục