Nói đến chùa Một Cột là nói đến một biểu tượng văn hóa độc đáo của Hà Nội. Tuy nhiên, ngôi chùa này được hình thành ra sao, trong hoàn cảnh nào là điều không phải ai cũng biết. Với "Huyền tích chùa Một Cột” - vở diễn mới nhất của Sân khấu kịch Lệ Ngọc, ê-kíp sáng tạo đã mang đến lời giải thấu đáo về sự ra đời của ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất Hà thành.


Vở diễn làm nổi bật hình tượng một vị vua nhân từ, lấy đức trị nhân. (Ảnh: ĐÌNH ANH)

Vở diễn được NSƯT Bùi Như Lai đạo diễn dựa trên kịch bản của tác giả Lê Thế Song, xoay quanh nhân vật chính là vua Lý Thái Tông (Lý Phật Mã), vị vua thứ hai của triều Lý, cai trị trong 26 năm (1028-1054).

Ông nổi tiếng là vị vua tài giỏi, đã góp nhiều công lớn cho đất nước khi dẹp loạn các nước lân bang như Chiêm Thành, Ai Lao.

Ông là vị vua đầu tiên lấy của cải ban thưởng cho toàn dân, luôn giữ quan điểm trị nước chăm dân phải lấy nhân tâm làm trọng. Ông cũng là người đã cho xây dựng chùa Một Cột.

Liên quan nguồn gốc hình thành chùa không có nhiều tư liệu lịch sử, nhưng tác giả đã khéo léo hư cấu để có một cốt truyện hợp lý, đủ hấp dẫn thu hút người xem.

Thông qua khai thác những mâu thuẫn trong nội cung và âm mưu xâm chiếm của những kẻ ngoại bang, "Huyền tích chùa Một Cột” làm nổi bật hình tượng một vị vua nhân từ, đôn hậu, hết lòng thương dân và cũng vô cùng cảnh giác trước mưu đồ của những kẻ có ý định xâm chiếm đất nước. Xung đột lớn nhất của vở diễn được đẩy lên khi kẻ địch muốn lợi dụng sự ghen tuông, lòng tham của hoàng hậu để tìm cách chi phối nhà vua, cắm xuống huyết mạch quốc gia một chiếc cột lớn để trấn yểm long mạch và hiến tế những thanh niên trai tráng, khiến nước Đại Việt nhanh chóng suy yếu.

Tuy nhiên, là vị vua cơ trí, vua Lý Thái Tông đã sớm nhìn ra âm mưu của kẻ địch. Vua cho trừng trị những kẻ phạm tội, đồng thời biến nguy thành cơ, cho xây trên cột trụ một ngôi chùa mang hình dáng bông hoa sen tựa như trong giấc chiêm bao thường mơ thấy.

Vở diễn mang đến cảm nhận trọn vẹn cho người xem, khi bắt đầu bằng màn khai từ là giấc mơ của nhà vua trong tiếng chuông, tiếng mõ và kết thúc là hình ảnh ngôi chùa trong mơ đã trở thành hiện thực.

Từ đây, vở diễn chuyển những thông điệp đầy nhân văn, đồng thời mang đến hiểu biết đầy đủ hơn cùng niềm tự hào về chùa Một Cột - biểu tượng độc đáo mang đậm dấu ấn văn hóa Phật giáo Việt Nam. Khai thác đề tài lịch sử những câu chuyện về đạo trí quốc, về quan điểm lấy đức trị nhân, về đạo làm người và sức mạnh của tình đoàn kết, tinh thần cảnh giác để dẹp yên thù trong giặc ngoài đến nay vẫn còn nguyên giá trị thời sự.

Vào vai vua Lý Thái Tông và Hoàng hậu Thiên Cảm, nghệ sĩ Văn Hải cùng NSND Lệ Ngọc đã thể hiện kinh nghiệm diễn xuất dày dạn, kết hợp cùng dàn diễn viên trẻ giàu thực lực như: Anh Tuấn, Lâm Cương, Lưu Hoàng, Thu Phương... đã mang đến nhiều ấn tượng về dàn nhân vật có tính cách rõ nét, làm nên sự mạch lạc cho cốt truyện.

Ở buổi công diễn đầu tiên, tuy vẫn còn những lỗi như vấp lời thoại, màn khai từ còn dài, cần tiết chế hơn... nhưng đây là những yếu tố hoàn toàn có thể khắc phục trong những buổi diễn tiếp theo.

Một lần nữa, "Huyền tích chùa Một Cột” đã khẳng định được nỗ lực sáng tạo của sân khấu kịch xã hội hóa Lệ Ngọc khi liên tiếp cho ra mắt nhiều vở diễn mới với nhiều phong cách khác nhau, không chỉ là dân gian, đương đại mà còn cả lịch sử, chính luận...


Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục