(HBĐT) - 4 lần đến với làng gốm sứ Bát Tràng vào 4 mùa xuân, hạ, thu, đông đều để lại trong tôi những ấn tượng khác biệt. Bởi đến với làng gốm sứ Bát Tràng, du khách không chỉ thăm quan chợ gốm, trải nghiệm làm gốm cùng các nghệ nhân, mà còn có dịp khám phá nhiều công trình kiến trúc từ cổ đến kim độc đáo, hấp dẫn, được đầu tư, tôn tạo, phát triển thành những sản phẩm du lịch.



Du khách nhí trải nghiệm quy trình làm gốm tại làng gốm Bát Tràng, Gia Lâm (Hà Nội).             

Cách trung tâm Thủ đô 12 km theo đường bộ, 7 km theo đường thủy, còn giữ nhiều nét độc đáo của một làng gốm cổ… Từ nhiều năm nay, làng gốm sứ Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm đã được xây dựng thành một trong những tuyến du lịch trọng tâm của Hà Nội.

Đi theo tuor nên chúng tôi được hướng dẫn viên du lịch giới thiệu: Cùng với danh làng nghề truyền thống, xã Bát Tràng còn sở hữu kho tàng di sản văn hóa, lịch sử khá đồ sộ với 9 di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, 2 di tích cách mạng kháng chiến, 23 ngôi nhà cổ và 16 nhà thờ họ - là nơi lưu giữ những nét văn hóa truyền thống của Bát Tràng xưa. Bên cạnh đó, Bát Tràng còn giữ nhiều nét văn hóa đặc trưng như: hội làng, các phong tục tập quán, ẩm thực độc đáo. Đó là lợi thế để Bát Tràng phát triển các loại hình du lịch văn hóa, trải nghiệm. Theo đó, cùng với việc triển khai các hoạt động nhằm bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống, xã Bát Tràng ứng dụng công nghệ 4.0 để phát triển du lịch thông minh.

Qua quá trình đầu tư, tôn tạo và đệ trình, năm 2019, UBND TP Hà Nội đã có quyết định công nhận Bát Tràng là điểm du lịch của Thủ đô và Bộ VH-TT&DL công nhận "Nghề truyền thống gốm làng Bát Tràng, xã Bát Tràng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”. Từ khi Bát Tràng được công nhận là điểm du lịch, số lượng khách đến trải nghiệm tăng lên gấp nhiều lần so với trước, nhất là khi dịch Covid-19 được kiểm soát, hoạt động du lịch được khơi thông lại

Đến Bát Tràng du khách có thể thỏa sức khám phá Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt mà nhiều người quen gọi là bảo tàng gốm Bát Tràng. Trung tâm được đưa vào khai thác, sử dụng tháng 6/2021 đã trở thành điểm thu hút du khách bởi kiến trúc đặc trưng, mô phỏng hình dáng đất nặn trên bàn xoa. Khuôn viên trưng bày, giới thiệu các sản phẩm gốm Bát Tràng tinh xảo và tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho du khách.

Một trong những điểm nhấn khác của Bát Tràng là lò bầu cổ có tuổi đời gần 100 năm. Theo giới thiệu, trước kia, lò bầu được dùng để nung gốm theo cách thức thủ công. Ngày nay, người Bát Tràng đã sử dụng kỹ thuật nung hiện đại để tránh gây ô nhiễm môi trường. Nếu thích trải nghiệm, du khách có thể vào bên trong các lò bầu để xem không gian sắp đặt các bình nung được mô phỏng như cách sắp xếp lò nung trước kia. Đến Bát Tràng, du khách còn gặp nhiều điều bất ngờ khi khám phá làng cổ Bát Tràng có tuổi đời hơn 700 năm. Tại đây, du khách được trải nghiệm con đường làng nhỏ xinh có khi chỉ vừa 1 - 2 người đi, khám phá những ngôi nhà có kiến trúc đẹp được trùng tu làm điểm thăm quan, trưng bày gốm.

Thông thường, theo lịch trình của các công ty lữ hành, khoảng 9h du khách thăm quan làng gốm Bát Tràng, xưởng làng gốm, tráng men, nghe nghệ nhân hướng dẫn quy trình làm gốm và tự mình làm ra các sản phẩm. Khoảng 11h30 nghỉ ăn trưa tại nhà hàng gần làng gốm hoặc ngay cổng chợ gốm. Đầu giờ chiều tiếp tục thăm quan mua sắm tại chợ gốm Bát Tràng. Còn nếu thăm quan tự do du khách có thể tùy nghi di tản để trải nghiệm, mua sắm.

Vì công việc và cũng vì những cơ duyên, trong khoảng gần 1 thập kỷ tôi có 4 lần trở lại Bát Tràng và không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay vượt bậc ở nơi này. Từ một làng nghề có nguy cơ mai một, sản phẩm du lịch nghèo nàn, đến nay Bát Tràng được biết đến là điểm đến hấp dẫn. Bởi cùng với việc đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch, nghệ nhân tại làng gốm Bát Tràng không ngừng đổi mới công nghệ sản xuất, mẫu mã sản phẩm để hấp dẫn du khách. Bên cạnh việc phát triển sản phẩm đại trà, nhiều nghệ nhân, thợ giỏi đã phục chế những tác phẩm gốm sứ cổ được sử dụng trong thời kỳ phong kiến, như gốm sứ đời Lý, Trần, Mạc. Khôi phục và chế tác thành công nhiều công thức men đặc sắc để tạo thành sản phẩm gốm gia dụng, đồ thờ tự, gốm mỹ thuật, gốm xây dựng và gốm trang trí… Với sự đầu tư đó, làng gốm cổ Bát Tràng đã trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.

Lam Nguyệt (Hội Nhà báo tỉnh)

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục