(HBĐT) - Ngày nhỏ, chiều xuống, dường như lần nào tôi cũng hỏi dì: "Cánh chuồn về ngủ ở đâu”. Rồi sống đến nửa cuộc đời tôi cũng không biết tăm tích giấc ngủ của những cánh chuồn ấy. Chỉ biết là, khuất nẻo bờ suối về phía rừng. Còn tôi, tôi phải theo dì về dưới làng của mẹ. "Rừng thiêng nước độc” có thứ lá giết chết cả con trâu mộng, đá nhọn hoắt sắc như tai mèo. Nhưng, trên ấy là quê cha tôi. Làng gác núi, rừng quấn quýt với đồng cũng bởi một dòng suối bình thản trong mát. Suối cũng như tôi, như một vương nợ, một day dứt giữa làng với núi.

Tôi nhớ có người từng viết: "Người quê tôi/ Giờ đi rừng/ Bước qua suối nghe thẹn bàn chân” (Bùi Đức Thắng), khi rừng không còn nhiều như trước. Giờ thì, tôi đi dọc suối cả ngày trời mà không nhận ra dòng xanh trong đã từng quanh co khắp bản làng như ngày xưa nữa. Ngày xưa nghe ai hát, tôi lờ mờ hiểu là từng cái lá ram ráp giữ nước, từng cái gai nhọn níu nước. Cái rễ cây như u bướu xù xì cản nước. Một ngày đi trên phố, sau lớp kính sáng choang, tôi thấy những thớ gỗ bóng nhẫn như thớ thịt con trâu mộng. Đó là một con trâu điên ngày bé tôi thường nghe mọi người kể. Nó là trâu nhà ai lạc vào rừng, Sợ cặp sừng của nó? Không! Sợ bệnh dịch lở loét trên lớp da của nó? Không! Người ta sợ tiếng thở của nó, tiếng thở không phì phò đầy sinh lực như các chú trâu cày mà tiếng thở hun hút như gió thổi qua thân gỗ rỗng mục. Não nề và u buồn. Tôi bắt gặp những bộ bàn gỗ lũa nhan nhản bên những thiết bị điện tử. Những gốc cây đã về hết phố như những cái mai rùa đã khô, Rừng mà cạn bóng cây, đất đã cạn rễ, suối làm sao còn chảy được nữa.

Năm nay mưa mùa đông đến sớm. Mướt xanh những vạt cỏ muộn màng vẫn còn bám víu lấy sườn đồi. Tôi bứt cỏ, mùi hăng hăng của đất rừng vẫn còn lẩn quất trong búi rễ cỏ đồng. Giờ từ rừng về làng là đất đỏ khô cằn. Cả cha và mẹ tôi đều đã khuất sau dãy núi, chuyện xưa đã xa mờ. Tôi nghe theo lời đứa cháu. Hai chú cháu bỗng như những gã khùng trồng cỏ để giữ đất, giữ nước. Đêm nghe tiếng cá quẫy ngoài mương đào. Đêm tiếng nước nghe da diết như ngày nào có suối. Bất giác tôi lấy hòn cuội nhỏ ra ngắm nghía. Nó là đá kỳ lưng tôi nhặt dưới suối, từng theo tôi vào cả khách sạn 5 sao, lên tàu, xe bôn ba dọc dải đất hình chữ S này. Hòn đá nhoét mồ hôi như cũng ngủ quên trong tay một người thiêm thiếp mơ suối trong vắt, mơ hoa nở rủ bóng, bầy chuồn kim sặc sỡ lưu luyến không muốn về rừng.

Thức giấc sau cơn mưa đêm. Nước vẫn lặng như tờ, nhưng bỗng nghe dưới những hòn đá đã bong rêu, một chút nước nhỏ, đục ngầu ngân ngấn. Hình như, suối như đôi mắt khô đã nhòe lệ. Có phải những thớ đá sứt mẻ, những con đường lở loét trong lũ bỗng dưng như trở mình, Hóa ra, sống biết nhận về mình gian khó, biết ấp ủ như chúng tôi đang vá cỏ trên đất đỏ quạch thì suối lại tìm về. Mảnh đất này lâu lắm rồi chỉ có lũ. Suối như người mẹ, như thanh âm nhẹ nhàng dung hòa lại tất cả.

Tôi thức dậy, giấc mơ đêm qua vẫn còn váng vất đâu đây, ngoài kia, biết đâu suối đang tìm về trong những khát khao cháy bỏng đến gai góc của mình.


 Tản văn của Bùi Việt Phương

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục