(HBĐT) - Ngày Tết, trong mâm cơm của mỗi gia đình không thể thiếu chiếc bánh chưng xanh. Những nồi bánh chưng đêm giao thừa trở thành nét đẹp văn hóa của Tết cổ truyền Việt Nam.



Bà Nguyễn Thị Thành, xóm Mỵ, xã Yên Mông (TP Hoà Bình) chia sẻ cùng con, cháu về ý nghĩa chiếc bánh chưng ngày Tết.

Đã từng đồng hành với biết bao thế hệ người Việt Nam mỗi độ xuân về là câu: "Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Vào những ngày cuối cùng của năm, nhiều gia đình vẫn giữ truyền thống gói bánh và trông nồi bánh chưng đến tận giao thừa. Không khí gói bánh ngày Tết, người già dạy trẻ nhỏ, người biết dạy người mới tập gói, tạo nên sự ấm cúng, sum vầy của mỗi gia đình. Việt Nam là văn hóa lúa nước, phụ thuộc vào yếu tố thiên nhiên rất nhiều. Chính vì vậy, bánh chưng tết đã xuất hiện ở mâm cỗ thờ từ lâu đời, thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận, gió hòa để mùa màng bội thu, đem lại cuộc sống ấm no cho con người. Bên cạnh đó, làm bánh chưng cũng thể hiện được chữ hiếu của người con với cha mẹ, phong tục dùng bánh chưng làm quà biếu cha mẹ cũng từ đây mà có.
Bánh chưng được gói không quá cầu kỳ, phức tạp nhưng cần ở người gói sự khéo léo. Nguyên liệu để làm ra chiếc bánh được lấy từ gạo nếp, thịt và đỗ xanh, vỏ ngoài là lá dong. Ngày nay, bánh chưng không chỉ được gói theo hình vuông truyền thống mà nhiều nơi gói cả loại bánh có hình trụ. Có hai cách để gói, một là dùng khuôn, gói bằng tay. Dù dùng cách nào thì công đoạn đầu tiên của gói bánh cũng là trải lá ra một khoảng rộng, đổ gạo vào, sau đó cho một nắm đỗ chín hoặc nửa bát đỗ sống lên, gắp một, hai miếng thịt đặt lên giữa đỗ, tiếp tục cho số lượng đỗ giống như ban đầu lên miếng thịt, cuối cùng là đổ gạo nếp lên và gói lá vào. Để hạn chế việc bánh khi luộc bị phèo gạo ra ngoài, người gói phải thật chắc tay trong lúc uốn lá để tạo thành hình. Số bánh gói xong sẽ được xếp vào nồi lớn, bắc lên bếp đun. Thời gian nấu bánh thường  từ 10 -12 giờ, tùy vào từng loại gạo và kích cỡ bánh.
Không chỉ đơn giản là gói một chiếc bánh để ăn, mà học gói bánh cũng là một trải nghiệm về kỹ năng sống mà trẻ nhỏ được học người lớn mỗi dịp Tết đến. Ông Nguyễn Văn Thi, xóm Mỵ, xã Yên Mông (TP Hòa Bình) chia sẻ: "Tết Nguyên đán năm nào cũng vậy, cứ thành lệ các con, các cháu lại tập trung đông đủ để gói bánh chưng. Vẫn là công việc đó nhưng mỗi mùa xuân mới lại cho tôi niềm vui mới, đó là chứng kiến các con trưởng thành; các cháu lớn hơn và gói bánh giỏi hơn, không khí gia đình vui vẻ, đầm ấm. Các cháu nhỏ chăm chú nhìn từng động tác của ông bà, cha mẹ rồi tập làm theo. Tuy cái được, cái không nhưng ít nhiều, các cháu cũng biết được việc bảo tồn giá trị của văn hóa, nét đẹp của chiếc bánh chưng ngày Tết và học hỏi cách gói những người đi trước sau đó thưởng thức thành quả từ chính tay mình làm ra. Từ những chiếc bánh được gói trong không khí sum vầy, con cháu còn học được ý nghĩa về sự đùm bọc, che chở lẫn nhau trong cuộc sống và hương vị của tình thân trong gia đình”. 
Là sinh viên đi học tại Hà Nội, bạn Nguyễn Minh Hương, tổ 22, phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) cho biết: "Đây là năm đầu tiên em đi học xa nhà. Trước đây, khi còn học THPT, Tết năm nào em cũng được về quê để tự tay gói những chiếc bánh chưng cùng ông bà. Năm nay cũng như vậy, nhưng những chiếc bánh gói được em sẽ dành một vài chiếc để mang về Hà Nội cùng các bạn học thưởng thức thành quả do mình làm”.
Nhịp sống hiện đại ngày nay tuy bận rộn nhưng truyền thống văn hoá ẩn sâu trong chiếc bánh chưng ngày Tết vẫn luôn được ông bà, cha mẹ truyền lại cho con cháu. Không khí những ngày giáp Tết bây giờ, đặc biệt là vùng nông thôn vẫn hiển hiện cảnh các bà, các chị tất bật, nào rửa lá dong, ngâm gạo hay đãi đỗ; cảnh trẻ con háo hức ngồi xem bố mẹ gói bánh; cảnh già trẻ, lớn bé ngồi quây quần bên nồi bánh chưng qua đêm dù ngoài trời sương lạnh nhưng vẫn không át được không khí ấm nồng trong dịp Tết sum vầy của gia đình Việt.

Gia Khánh

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục